Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ
![Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ](https://t.vgt.vn/2022/3/1/tai-sao-mo-phan-cua-tu-hy-thai-hau-khong-bao-gio-xanh-co-87a-6338746.webp)
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Quan lại thời nhà Tống thường xuất hiện với chiếc mũ bất tiện có cánh dài cả mét. Việc này có liên quan mật thiết đến các quy tắc, kỷ luật tôn nghiêm chốn cung đình và bảo đảm thanh danh cho Vua Chúa.
Khi xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc lấy bối cảnh triều đại nhà Tống, khán giả thường bị thu hút bởi chiếc mũ quan đại thần với phần cánh đặc biệt dài. Thoạt nhìn chiếc mũ đã đoán được khi sử dụng sẽ vô cùng rất bất tiện, vậy tại sao nhà Tống để quan lại đội loại mũ có thiết kế kỳ lạ này?
Phát minh này bắt nguồn từ thời vua Tống Thái Tông. Hoàng đế Tống Thái Tông nhận thấy khi mình thiết triều, phía dưới các quan đại thần đứng gần nhau thường thì thầm, bàn tán, không tôn trọng vua thì vô cùng tức giận, nghi ngờ các quan đang bày mưu tạo phản.
Để tránh tình trạng nhức nhối này, vua Tống đã đặc biệt thiết kế ra đôi cánh dài trên mũ quan. Hai bên trái và phải của chiếc mũ quan từ đó được gắn thêm "đôi cánh" làm bằng khung tre. Nhờ có chiếc mũ, các quan đại thần sẽ phải đứng cách nhau một khoảng cố định, không thể bàn tán như trước đây. Điều này sẽ làm tăng tính kỷ luật của triều đình!
Thêm vào đó, khi triều thần đội chiếc mũ vướng víu này phải đặc biệt để ý không gian xung quanh, chú ý dáng đi đứng, tư thế ngồi để tránh va vào người khác. Từ đó, chiếc mũ sẽ giúp các quan có thể rèn luyện tư thế nghiêm túc cho phù hợp với phẩm chất là một quan bề trên
Vào thời phong kiến, Hoàng đế là sự tồn tại tối cao có quyền quyết định sự sống một người, làm chủ thiên hạ dưới chân mình. Vì sở hữu quyền lực to lớn nhất, nên hầu như ai cũng muốn làm Hoàng đế, đặc biệt là những người vốn đã sở hữu một số quyền lực cơ bản trong triều đình. Song đương nhiên, không phải cứ muốn là được. Để thuận lợi trở thành Hoàng đế, người này thường là con hoặc anh em với Tiên đế, nói chung là cùng chung huyết thống hoàng gia.
Tuy nhiên, người không thuộc hoàng thất cũng có thể trở thành Hoàng đế, nhưng họ cần sử dụng phương pháp cực đoan - "tạo phản", tìm cách thâu tóm quyền lực trong triều và quân sự để lật đổ sức mạnh của hoàng quyền lúc đó. Trung Quốc có một vương triều được đán.h giá là "đối nội mạnh mẽ nhất" lịch sử, từ thời điểm khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc nổi loạn nào thành công. Đó chính là nhà Tống (960 - 1279).
Triều đại này được sáng lập bởi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sau khi ông soán ngôi Hoàng đế Hậu Chu rồi kết thúc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (thời kỳ hỗn loạn sau triều Đường và trước triều Tống). Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Tống thường xuyên xung đột với các quốc gia phương Bắc là Liêu, Tây Hạ và Kim. Cuối cùng, nhà Tống bị chinh phục bởi nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo.
Triệu Khuông Dận một ngày nọ khi đang lang thang trên đường, vô tình gặp nhà sư già. Nhà sư nhìn vào tướng mạo Triệu Khuông Dận, sau đó không chỉ tiếp đãi nồng nhiệt, mà còn cung cấp rất nhiều ngân lượng tiề.n bạc, và chỉ điểm cho ông tiến về phía Bắc. Sau khi nghe được lời nói của nhà sư, Triệu Khuông Dận thực sự đi về phía Bắc, và làm việc dưới trướng Quách Uy. Quách Uy sau đó trở thành Hoàng đế, chính là Hậu Chu Thái Tổ, là một trong những vị Hoàng đế thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vốn là 1 viên tướng của nhà Hậu Hán, ông đã lật đổ vua Hậu Hán Ẩn Đế, lập ra nhà Hậu Chu năm 951.
Bản thân Triệu Khuông Dận trở thành Hoàng đế bằng cách làm chủ sức mạnh quân sự và lật đổ hoàng quyền đương nhiệm, vì vậy ông rất để tâm khía cạnh này, không muốn vương triều của mình "lặp lại lịch sử". Sau khi đăng cơ, vì muốn thực hiện ước mơ thống nhất thiên hạ, Triệu Khuông Dận bắt đầu liên tục công phá những nơi khác. Sau đó, cải cách bắt đầu trên ba mặt trận: Thu binh, giảm quyền lực và kiểm soát tiề.n bạc, đưa đất nước phát triển dưới sự cai trị của ông.
Có thể là do con đường trở thành Hoàng đế, cho nên Triệu Khuông Dận rất coi trọng binh quyền. Ông đẩy mạnh tư tưởng "trọng văn khinh võ" trong triều đình để kìm hãm sự lớn mạnh của quan võ, đồng thời thâu tóm quyền lực quân sự địa phương trong tay, trao đổi binh lính ưu tú địa phương thành quân đội triều đình. Tình hình độc tài chuyên quyền của các tướng lĩnh quân đội trong triều đại nhà Đường trước đó đã được giải quyết triệt để.
Sau khi Triệu Khuông Dận qua đời, các Hoàng đế sau tiếp tục sử dụng phương pháp này để cai trị đất nước. Cũng nhờ vậy mà nhà Tống hiếm khi xảy ra các cuộc tạo phản bởi tướng lĩnh. Mặc dù các tướng lĩnh cấp cao thiện chiến có thể cạnh tranh với cấm quân triều đình, nhưng họ không có thực quyền. Còn về các cuộc khởi nghĩa của bách tính thường dân, căn bản không thể đấu lại quân đội triều đình.
Có thể nói rằng triều đại nhà Tống có rất ít rắc rối trong nội bộ, mà hai lần sụp đổ của Bắc Tống và Nam Tống đều là do ngoại lực bên ngoài.Nhà Tống được cho là triều đại phong kiến khó bị tạo phản thành công nhất, song lại có tỷ lệ tạo phản cao vào thời điểm đó. Nhưng các cuộc nổi loạn nội bộ đã không thành công cho đến khi nhà Tống sụp đổ.
"Mạnh trong nhưng yếu ngoài", khi gặp phải kẻ thù khác, thái độ của triều đình nhà Tống lại kém cứng rắn hơn nhiều so với cuộc nổi dậy trong nước. Tiêu biểu chính là Sự kiện Tĩnh Khang, còn gọi Loạn Tĩnh Khang, là một biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc xảy ra vào năm 1127, đán.h dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống dưới tay nhà Kim. Đến năm 1279, Nam Tống một lần nữa bị diệt vong bởi người Mông Cổ của nhà Nguyên.
Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào? Minh Lợi14:08:01 16/02/2024Cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy má.u là điềm báo xui xẻo. Vì vậy nếu chẳng may được sủng hạnh vào đúng ngày tới tháng , Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo