The Body Shop Việt Nam phản hồi sau thông tin tập đoàn mẹ phá sản hàng loạt

2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
"Harvard không còn được xem là nơi đào tạo tốt và không nên được coi là một trong những đại học tuyệt vời nhất thế giới", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng Truth Social ngày 16/4.
"Harvard là một trò đùa, chỉ giảng dạy về sự thù ghét và ngu ngốc. Họ không nên nhận tài trợ liên bang nữa", Tổng thống Mỹ viết tiếp.
Đây là bình luận mới nhất của ông Trump về căng thẳng leo thang gần đây giữa chính quyền và Đại học Harvard liên quan đến cáo buộc bài xích Do Thái.
Nhóm liên ngành Chống tư tưởng bài xích Do Thái (JTFCAS) thuộc Bộ Giáo dục Mỹ đã khuyến nghị Harvard tiến hành loạt cải cách như ngăn sinh viên biểu tình, điều chỉnh cơ cấu quản trị và ban lãnh đạo, đổi mới quy trình tuyển sinh và chấm dứt các chương trình về đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI).
Tuy nhiên, Chủ tịch Harvard Alan Garber cho rằng những yêu cầu này là hành động can thiệp chưa từng có từ chính phủ nhắm vào cơ sở học thuật, không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và vi phạm Đạo luật Dân quyền.
"Chính phủ, dù do đảng nào nắm quyền, cũng không nên định đoạt các đại học nên giảng dạy nội dung gì, có thể tuyển sinh và tuyển mộ sinh viên, giảng viên thế nào, hay theo đuổi lĩnh vực học thuật nào", ông Garber viết trong thư phản hồi yêu cầu của JTFCAS.
Nhà Trắng lập tức thông báo đóng băng 2,2 tỷ USD tài trợ liên bang cho đại học này. Ông Trump ngày 15/4 còn dọa tước bỏ tư cách tổ chức giáo dục phi lợi nhuận được miễn thuế của Harvard.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt ngày 15/4 nói Tổng thống Trump muốn Harvard xin lỗi sau khi đại học này từ chối yêu cầu giải quyết vấn đề "bài xích Do Thái".
Ngoài ra, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ - bà Kristi Noem - cũng thông báo chấm dứt hai khoản tài trợ của bộ này dành cho Đại học Harvard, tổng trị giá vào khoảng 2,7 triệu USD.
Trong thư gửi Harvard, bà Noem yêu cầu nhà trường cung cấp hồ sơ liên quan đến các những hoạt động bị cho là "bất hợp pháp và có tính chất bạo lực" của một số sinh viên nước ngoài đang theo học tại Đại học Harvard, hạn chót để cung cấp thông tin là ngày 30/4.
"Nếu Đại học Harvard không chứng minh được họ đang tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ báo cáo với nhà chức trách, nhà trường sẽ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế", bà Noem tuyên bố.
Phát ngôn viên của Đại học Harvard xác nhận đã nhận được thư của bà Noem và cho biết trường "sẽ không từ bỏ quyền đưa ra các quyết định độc lập", đồng thời nhà trường vẫn cam kết sẽ tuân thủ pháp luật Mỹ.
Harvard là cơ sở dẫn đầu trong nghiên cứu y học, khoa học, công nghệ tiên tiến và phụ thuộc lớn vào ngân sách liên bang, với tổng số tiền tài trợ khoảng 8,7 tỷ USD. Trong năm tài chính 2024, chính phủ Mỹ cấp cho Harvard khoảng 686 triệu USD. Nếu mất nguồn hỗ trợ này, các nghiên cứu sẽ bị đình trệ hoặc không thể khởi động dự án mới.
Được biết, Không chỉ Harvard, mâu thuẫn giữa các trường đại học khác và chính phủ Mỹ cũng đang leo thang, làm dấy lên mối lo ngại về quyền tự do ngôn luận và học thuật khi ông Trump chọn cách đóng băng hàng trăm triệu USD tiền tài trợ cho các trường đại học, gây sức ép buộc các trường phải thay đổi chính sách.
Hành động của Tổng thống Trump nhằm vào các trường đại học hàng đầu của đất nước không chỉ đơn thuần là một vấn đề khơi dậy sự phấn khích trong nhóm cử tri cốt lõi của ông.
Theo tờ New York Times, việc chính quyền gây sức ép lên các trường đại học hàng đầu là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thách thức các trung tâm mà họ coi là quyền lực tự do, bao gồm cả tòa án, bộ máy hành chính liên bang và phương tiện truyền thông.
Sau khi tái thiết đảng Cộng hòa và Tòa án Tối cao, ông Trump hy vọng sẽ mở rộng hệ tư tưởng dân túy của mình sang giáo dục đại học như một cách để thách thức các hệ thống niềm tin xung đột với khẩu hiệu MAGA (Make America Great Again) của ông và chuyển đất nước sang cánh hữu.
Tổng thống Trump không chỉ đối đầu với các học giả hàng đầu. Cuộc trấn áp nhập cư của ông đã khuấy động một nền văn hóa sợ hãi trong các trường đại học: Một số sinh viên đã bị lực lượng biên phòng đưa khỏi đường phố, trong khi hàng trăm sinh viên khác đã bị hủy thị thực với lý do quan điểm của họ gây tổn hại đến lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.
Kamala Harris gọi điện chúc mừng ông Trump, nhận thất bại, được ông Biden an ủi Keng17:37:55 07/11/2024Phó Tổng thống Kamala Harris đã gọi điện để chúc mừng ông Donald Trump chiến thắng. Sau đó bà đã có bài phát biểu thừa nhận thất bại trước những người ủng hộ tại trường Đại học Howard ở Washington D.C.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo