TP.HCM phát hiện ca dương tính lần 1 với COVID-19 ở Gò Vấp
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Khi làn sóng Covid-19 thứ 2 tràn vào Ấn Độ mang theo sức hủy diệt khủng khiếp, người ta đổ lỗi cho các nhà chức trách không có biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đến khi dịch bùng lên mạnh mẽ, hệ thống y tế vốn yếu ớt không thể chống cự dẫn đến sụp đổ. Tuy nhiên, để ngăn chặn dịch bệnh, điều tiên quyết và quan trọng là ý thức phòng chống của người dân. Vậy mà bất chấp hàng ngàn sinh mạng đã bị cướp đi vì đại dịch Covid-19, nhiều người dân ở Ấn Độ vẫn tỏ ra chủ quan đến mức khó hiểu.
Theo kênh tin tức NDTV, mới đây, một cảnh tượng gây nhức nhối đã xảy ra tại ga tàu ở Ấn Độ. Hàng ngàn hành khách đã lũ lượt "tháo chạy" nhằm... tránh bị xét nghiệm Covid-19 khi tàu dừng ở một nhà ga tại bang Assam. Được biết, đa số họ là công nhân nhập cư, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Những hành khách này đã di chuyển trên chuyến tàu của hãng Kanyakumari-Dibrugarh Vivek Express khởi hành từ Kanyakumari ở Tamil Nadu và đi qua Kerala, Andhra Pradesh, Odisha rồi cả Tây Bengal trong hơn 5 ngày.
Các nhà chức trách bang Assam đã có lệnh bắt buộc xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả những người di chuyển bằng tàu đến các nhà ga ở bang này. Vụ việc diễn ra tại nhà ga Jagi Road, cách Guwahati khoảng 60km. Một video về sự kiện này, hiện đang lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy các hành khách vội vã chạy ra khỏi nhà ga đường sắt ngay cả khi cảnh sát và các quan chức đường sắt đang muốn ngăn họ lại.
Cuối cùng, các nhà chức trách chỉ có thể giữ lại một số ít những người đã xuống tàu tại nhà ga Jagi Road để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc như vậy. Tháng 4/2021, một câu chuyện tương tự đã diễn ra tại Bihar, khi hàng chục người đồng loạt tháo chạy khỏi ga Buxar để né tránh xét nghiệm Covid-19.
Cách đây ít ngày, trang Newsflare đã chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh người dân ngôi làng Irugur, huyện Coimbatore, bang Tamil Nadu tôn virus SARS-CoV-2 làm nữ thần để... cầu hết dịch khiến dư luận bức xúc. Những người này đã lập đền thờ nữ thần "Corona", sau đó cầu nguyện và dâng lễ vật để mong cho dịch Covid-19 sớm kết thúc.
Họ nói rằng việc cầu nguyện từng giúp Ấn Độ vượt qua nhiều đợt dịch bệnh từ nhiều thế kỷ trước. Vì vậy, đền thờ nữ thần "Corona" được lập ra để cầu cho đất nước sớm vượt qua dịch Covid-19.
"Địa ngục" Covid-19 ở Ấn Độ vẫn đang rực lửa vì số ca tử vong liên tục ở mức trên dưới 4.000 người mỗi ngày. Chỉ trong 6 tuần qua, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 120.000 người. Số lượng người chết trong ngày quá lớn khiến các lò hỏa táng quá tải, người dân phải chạy khắp nơi để tìm được chỗ hỏa táng thi thể người thân. Mới đây, người ta lại bàng hoàng hơn nữa khi phát hiện hơn 2000 thi thể bọc vải màu nghệ được chôn cất trên bờ sông Hằng. Tất cả đều lộ thiên sau trận mưa lớn.
Ông Shirish Gupta, một doanh nhân địa phương, cho biết việc có quá nhiều người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ đã đẩy giá dịch vụ hỏa táng tăng cao. Một gói hỏa táng theo nghi thức đạo Hindu hiện có giá 15.000 - 20.000 Rs (khoảng 4,6-6,2 triệu đồng). Những người nghèo không có khả năng chi trả khoản tiền này và họ đang chọn cách chôn cất dọc sông.
Một người làm ở đài hóa thân chia sẻ: "Mọi thứ thật khó tin, tôi chưa từng nhìn thấy thứ gì kinh khủng đến thế. Trong không khí ngập tràn mùi xác chết, chúng tôi phải dùng thuyền kéo từng thi thể vào bờ. Thật đáng buồn!".
Tuy việc chôn cất bên bờ sông diễn ra từ lâu nay nhưng số lượng lớn như trên giữa thời điểm đại dịch Covid-19 làm dấy lên những lo ngại. Dưới đây là những hình ảnh cho thấy cảnh tượng ám ảnh tại "mộ tập thể" của hàng trăm người trên bờ sông linh thiêng nhất Ấn Độ.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ vẫn từ chối lời kêu gọi của các chuyên gia y tế hàng đầu về việc phong tỏa toàn quốc. trên thực tế, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã làm điều này từ trước và đã rút ra được bài học xương máu. Các chuyên gia cho rằng đóng cửa đất nước một lần nữa là giải pháp phi thực tế ở Ấn Độ.
Khi làn sóng Covid-19 đầu tiên tấn công vào Ấn Độ tháng 3/2020, Thủ tướng Modi đã thông báo lệnh phong tỏa vài giờ trước khi nó có hiệu lực, đóng cửa toàn bộ biên giới đất nước, dừng việc đi lại giữa các bang, dừng hoạt động của các doanh nghiệp và yêu cầu mọi người ở nhà.
Lệnh phong tỏa kéo dài 4 tháng đã giúp Ấn Độ kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 nhưng lại khiến nước này phải trả giá đắt khi những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất không có thu nhập, thức ăn và bị mắc kẹt ở nơi xa quê nhà của họ.
Ajnesh Prasad, một giáo sư thuộc Trường Kinh Doanh thuộc Đại học Giao thông Hoàng gia nhận định, chỉ có "một số cá nhân" có cuộc sống xa xỉ có thể ở nhà và duy trì giãn cách xã hội. Ngoài ra, những điều kiện để lệnh phong tỏa có thể thực hiện và có hiệu quả như ở trong nhà, làm việc và học tập từ xa, duy trì giãn cách xã hội, đều cần một đường truyền internet ổn định, cũng như trang thiết bị như điện và máy tính. Những "thứ xa xỉ" này phần lớn người dân Ấn Độ không thể sở hữu và hầu hết trong số họ thậm chí không thể tới gặp bác sĩ hay có bình oxy khi làn sóng Covid-19 "càn quét" qua các thành phố lớn. Có thể nói, nền kinh tế đang chật vật của Ấn Độ cũng khiến chính phủ nước này khó có thể áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần 2.
Virus Nipah nguy hiểm hơn cả Covid-19 đang bùng phát ở Ấn Độ Hà Hà16:46:46 09/09/2021Truyền thông đưa tin, Ấn Độ đang gấp rút kiểm soát đợt lây nhiễm virus Nipah, loại virus hiếm với tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19 khiến người dân lo lắng. Theo đó, một thiếu niên 12 tuổi tử vong vì virus Nipah tại một bệnh viện ở Kerala...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo