Tư Mã Ý cả đời chỉ sợ 3 người, ngoài Gia Cát Lượng còn lại là ai?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Ở Trung Quốc từ thời xa xưa, việc một thôn chỉ mang một họ duy nhất là điều không hề kỳ lạ. Vì họ người đại diện cho cả dòng máu gia tộc, từ đó có thể tìm nguồn gốc tổ tiên.
Một ví dụ cho việc "nghe họ biết tổ tiên" là họ Tôn của Trung Quốc. Tổ tiên nguyên thủy của họ Tôn là Tôn Ức của nước Vệ (thế kỷ 11 TCN-209 TCN) và Tôn Thư của nước Tề (1046 TCN-221 TCN) trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Đến ngày nay, ít ai biết lịch sử Trung Quốc từng tồn tại hai họ vô cùng kỳ lạ. Theo đó, nam nữ thuộc hai gia tộc này không được liên hôn, tuy vậy hai họ lại có cùng một tổ tiên. Quy định này đã thực người thuộc hai gia tộc này tuân thủ suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Hai họ này chính là Tào và Tháo. Nghe cũng có thể đoán ra, tổ tiên của hai gia tộc đặc biệt này chính là Tào Tháo lẫy lừng của thời Tam quốc. Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Người dân Việt Nam biết đến nhân vật này thông qua bộ tiểu thuyết của tác giả La Quán Trung và bộ phim truyền hình chuyển thể cùng tên " Tam Quốc diễn nghĩa".
Tào Tháo trong ngòi bút của La Quán Trung được phác họa giống như một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, chiến binh đáng sợ trong suốt một thời gian dài trong lịch sử.
Ngày nay, các học giả Trung Quốc có cái nhìn công bằng hơn, cuối cùng Tào Tháo được ghi nhận là nhà chính trị vĩ đại có tầm nhìn xa và năng lực quản lý tốt, bên cạnh tài năng về văn học và quân sự. Ông cũng được ghi nhận là người có lòng khoan dung, độ lượng.
Các học giả Trung Quốc sau này đã nhìn nhận lại về việc Tào Tháo bị người thời xưa "vùi dập". Thứ nhất, Tào Tháo vi phạm tư tưởng nho giáo "trung quân".
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đối nhân xử thế khó xử lý nhất là quan hệ quân thần. Cái lẽ làm bạn vua như cưỡi trên lưng hổ, "vua muốn bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bất trung", ấy là quan niệm luân lý thời phong kiến.
Đứng trước cảnh nước nguy nan, Tào Tháo cảm nhận rõ thiên tử là một nhân vật nguy hiểm, nhưng cũng lại là nhân vật trọng yếu. Do vậy, ông đem vị tiểu hoàng đế mới vỏn vẹn có 16 tuổi Lưu Hiệp (Hán Hiến Đế), đến căn cứ địa ở Hứa Xương, dùng chính sách "phụng mệnh Thiên tử để ra lệnh". Hậu thế cho rằng đó là cách Tháo, "kìm kẹp thiên tử, dùng danh nghĩa mà phát lệnh cho kẻ dưới".
Cách hành xử của Tào Tháo đã uy hiếp nền chính trị của vương triều phong kiến Trung Quốc khi đó. Do vậy từ triều Tống trở về sau, các hoàng đế trong lịch sử ít khi khen ngợi Tào Tháo. Ngược lại, Quan Vũ được xem là hóa thân của con người trung nghĩa, được đưa lên tôn sùng tột bực. Vua Càn Long đời Thanh thậm chí còn phong Quan Vũ làm Quan Đế, lập đền thờ cúng ở khắp nơi.
Thứ hai, Tào Tháo còn vi phạm tư tưởng nho giáo "Dân vi quý". Tào Tháo có quan điểm: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lưu Bị: "thà chết chứ không làm điều bất nghĩa".
Với quan niệm này, sau khi giết nhầm người nhà Lã Bá Sa vì thấy họ mài dao giết lợn, tưởng họ định giết mình thì ông đã nhẫn tâm giết nốt Bá Sa vì sợ mình bị tố cáo.
Thứ ba, tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và các bản dịch Trung Quốc sau này đều theo chủ nghĩa ủng hộ Lưu Bị, đề cao Gia Cát Lượng mà quên đi vai trò chính của Tào Tháo trong việc ngăn chặn cục diện đại loạn cuối thời Đông Hán.
Trong chính sử Trung Quốc, Tào Tháo quả thực là một kẻ xưng bá bốn phương, đã thống nhất khu vực phía Bắc thiên hạ lúc bấy giờ, xây dựng vương triều cho riêng mình. Năm 213, Tào Tháo thành lập nên nước Ngụy, định đô ở Nghiệp Thành (Hà Bắc, Trung Quốc hiện nay).
Tào Tháo đã cùng hai người cháu trong dòng tộc là Tào Duệ và Tào Phi, được gọi là Ngụy thị Tam tổ (Ba vị tổ tiên có công khai sinh ra nhà Ngụy). Nhưng "kẻ thù không đội trời chung" của gia tộc Tào thị lại xuất hiện, tên là Tư Mã Chiêu.
Cha của Tư Mã Chiêu là Tư Mã Ý - một đại tướng của Tào Ngụy, ông được coi là kỳ phùng địch thủ với Gia Cát Lượng. Trong thời Ngụy Minh đế Tào Duệ, ông đã ủy thác đại tướng quân Tào Sảng và thái úy Tư Mã Ý phục tùng Ngụy Thiếu đế Tào Phương (8 tuổi).
Sau đó, Tư Mã Ý đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và đàn áp được Tào Sảng. Tư Mã Sư (con trai trưởng Tư Mã Y) đã phế truất Nguỵ Thiếu đế ngay sau khi cha mình qua đời. Sau đó đưa Tào Mao (cháu của Tào Phi) lên ngôi. Khi Tư Mã Sư bệnh nặng, ông đã trao mọi quyền lực cho em trai là Tư Mã Chiêu.
Tư Mã Chiêu lúc này chỉ muốn lật đổ Tào Mao để thống trị thiên hạ. Tào Mao cũng tự hiểu ông chỉ là một "Hoàng đế bù nhìn" nên đã âm thầm ra tay trước khi kẻ ác quay lưng phản bội.
Tuy nhiên, với sự "bù nhìn" của mình, Tào Mao không nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ bất cứ vị quan nào. Kết cục là Tào Mao phải chết dưới đao của Tư Mã Chiêu. Từ đó, hậu nhân của Tào Tháo luôn chịu cảnh bị áp bức, xuất hiện thì sẽ bị diệt trừ ngay lập tức.
Đến khi con trai trưởng của Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm thành lập nên nhà Tấn, ông vẫn tiếp tục truy sát và đuổi cùng giết tận hậu nhân của Tào thị. Đến mức, cháu trai của Tào Tháo là Tào Lâm cũng phải đổi họ Tào thành Tháo, trốn tránh sự truy giết của Tư Mã Viên.
Đồng thời, gia tộc họ Tháo có một quy định cực kỳ nghiêm khắc. Đó là người họ Tháo không được liên hôn với người họ Tào, vì sở dĩ hai họ này có một nguồn gốc, một tổ tiên là Tào Tháo.
Nếu người họ Tào và người họ Tháo kết hôn hoặc có mối quan hệ bất chính, làm trái với quy định thì sẽ bị đuổi ra khỏi gia tộc vĩnh viễn. Dần dần, quy định này trở thành một nguyên tắc bất biến cho đến tận bây giờ.
Đến nay, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, Trung Quốc có hơn 10.000 người họ Tháo, chủ yếu phân bố ở Vu Hồ và An Khánh thuộc tỉnh An Huy, một số ít ở Chiết Giang và Hồ Bắc.
Quan Vũ bị Lưu Thiện ban cho ác thụy sau khi qua đời, lý do vì sao? Hướng Dương16:12:57 31/03/2024Ác thụy là một trong ba loại thụy hiệu được ban sau khi chết, mang nghĩa hạ thấp, quở trách. Quan Vũ một đời lừng lẫy, uy chấn thiên hạ, tại sao lại bị Lưu Thiện ban cho ác thụy.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo