Nhiều Đom Đóm "giác ngộ", lên mạng pass đồ Jack, sự nghiệp nam ca sĩ chấm hết?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sứa đỏ là món ăn xuất xứ từ Hải Phòng và trở nên phổ biến Hà Nội bởi sức lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội. Món ăn này được giới trẻ thích thú đặt tên "sashimi vỉa hè" bởi đậm chất ẩm thực đường phố.
Giống như món chả rươi, sứa đỏ thường chỉ có từ 25, 26 tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch, nhưng có thể thay đổi theo từng năm. Năm nay, mùa sứa đỏ đã bắt đầu khoảng 2 tuần, khiến các cửa hàng ở khu phố cổ như Hàng Chiếu, Hòe Nhai, Đường Thành, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội thu hút đông đảo du khách, thậm chí phải xếp hàng chờ khoảng 10-15 phút mới có chỗ ngồi. Sứa đỏ có giá thành phải chăng, từ 30.000-50.000 đồng tùy khối lượng cho mỗi suất, phù hợp cho tất cả mọi người.
Bạn Hoàng Linh - 22 tuổi, du khách từ TPHCM - cho biết: "Mỗi lần đến Hà Nội, sở thích của mình là thuê xe đạp lượn vòng quanh khu phố cổ để ngắm khung cảnh nhộn nhịp, tìm thêm các điểm ăn uống mới. Khi đi qua đoạn phố Hàng Chiếu, thấy mọi người tập trung rất đông để ăn sứa đỏ nên mình cũng thấy tò mò nên thử một lần cho biết".
Trong khi đó, bạn Minh Phong - sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trú tại quận Hoàn Kiếm - thừa nhận năm nào cũng chờ đợi đến mùa sứa để thưởng thức. Sứa đỏ ăn kèm cùng đậu rán, dừa thái miếng mỏng, cuộn trong lá tía tô, kinh giới rồi chấm vào mắm tôm tạo nên mùi vị có một không hai. Đáng chú ý, mắm tôm được sử dụng cũng phải là loại được tuyển chọn, pha vị đầy đủ thì mới có thể tạo nên một miếng sứa đỏ hoàn hảo.
Theo chủ cửa hàng bán sứa đỏ trên phố Hàng Chiếu, cách chế biến cần có nhiều công đoạn bởi trên thực tế, sinh vật này không thể ăn gỏi vì gây ngứa. Sau khi bắt, sứa phải được rửa sạch với muối và cắt thành miếng nhỏ, rồi ngâm trong nước có rễ hoặc vỏ cây sú vẹt để khử mùi và giữ độ tươi ngon và màu đỏ đặc trưng.
Trong khoảng 2 tuần qua, quán ăn kể trên đón không ngớt khách và thường hết hàng sớm khi chưa đến giờ tan tầm buổi chiều. Do đó, một số thực khách chia sẻ rằng phải xin nghỉ làm sớm nhưng khi đến cửa hàng thì chỉ còn suất cuối cùng. Nên đôi khi cả nhóm 3 người cũng đành ăn một suất cho đã cơn thèm.
Được coi là một trong những món đặc sản của mùa hè, sứa đỏ không chỉ trở thành loại hải sản ngon mà còn mang đến trải nghiệm thú vị cho những thực khách sành ăn. Thân sứa khi ăn thì mềm như thạch, trong khi chân lại mang đến cảm giác giòn sần sật, tạo nên một hòa quyện độc đáo về cả cảm giác và hương vị. Theo Đông y, món ăn này có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, khử phong trừ thấp.
Nhiều người cho rằng không phải ai cũng có thể ăn được sứa, bởi đây là đồ sống. Đã có những thực khách có tiền sử dị ứng với hải sản không nên ăn món này vì có thể bị mẩn đỏ, khó thở...
Nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, sứa có thể chứa các loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn. Trong quá trình chế biến sứa, người ta sẽ dùng tới phèn. Đây là một hợp chất hóa học gọi là nhôm kali sunfat đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận đây là chất an toàn nhưng lượng nhôm lưu lại trong sứa sau khi dùng vẫn rất đáng lo ngại.
Hàm lượng nhôm trong chế độ ăn uống quá cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD). Một nghiên cứu ở Hồng Kông đã cho thấy thức ăn sẵn có sứa có mức nhôm cao. Thói quen sử dụng các thực phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo