Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Mặc dù quân đội là lực lượng nòng cốt để bảo vệ đất nước, nhưng không phải quốc gia nào cũng có
Hầu hết các đất nước trên thế giới đều có lực lượng quân đội để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia, thế nhưng hiện tại vẫn còn không ít quốc gia "phi quân đội". Những quốc gia này có diện tích lãnh thổ, lịch sử và những lý do cho điều này. Một vài nước tách ra từ những nước lớn hơn, quá nhỏ bé và ít tài nguyên đến nỗi họ không cần phải có một lực lượng quân đội chính thức. Những nước khác có những thỏa thuận nhận trợ giúp từ quân đội của các nước láng giềng khi cần thiết.
Đối lập với Mỹ - quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới, quốc đảo nhỏ bé Grenada - một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới quyết định loại bỏ hệ thống quân đội.
Có thể bạn sẽ nghĩ đất nước này không an toàn vì họ không có quân đội, nhưng ngược lại. Ngay cả khi không có quân đội, Grenada lại là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, nước này có tỷ lệ tội phạm rất thấp. Nhiều người ở đây không có thói quen khóa cửa nhà trước khi ra ngoài.
Grenada có dân số khoảng 111.454 người, quốc gia này thuộc vùng biển Caribbean. Mặc dù Grenada không còn có lực lượng quân sự, tuy nhiên họ có lực lượng cảnh sát được gọi là lực lượng cảnh sát Hoàng gia Grenada. Cảnh sát của nước này không mang súng, đi vòng quanh bảo vệ bờ biển, đảm bảo hòa bình cho đất nước. Thay vì chi tiền cho quân đội, họ dành hết tiền vào phát triển đất nước. Thay vì họ hình thành căn cứ quân sự và tàu sân bay, họ mở rộng nhiều bãi biển.
Quốc đảo Palau hay còn gọi dưới tên đầy đủ là Cộng hòa Palau ở Tây Thái Bình Dương. Sở dĩ được gọi là đảo quốc bởi nó sở hữu gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây quần đảo Caroline có diện tích khoảng 466 km2, thuộc vùng Micronesia.
Biên giới biển Palau giáp với Indonesia, Philippines, và Liên bang Micronesia. Du lịch Palau, bạn sẽ được chào đón bằng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến choáng ngợp với đảo đá vôi, núi lửa, rừng nguyên sinh, cùng hệ thống rạn san hô khổng lồ... Tất cả đều là món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho quốc đảo xinh đẹp.
Palau hay Cộng hòa Palau, là đảo quốc nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Philipines 800 km về phía Đông và Nhật Bản 3.200 km về phía Nam. Quốc đảo này được hình thành bởi 328 hòn đảo, có dân số 20,9 nghìn người (năm 2008). Kể từ khi thành lập, quốc gia này chỉ có lực lượng cảnh sát. Họ sẽ được trang bị vũ khí cỡ nhỏ để đảm bảo an ninh nội địa. Theo hiệp ước Liên hiệp Tự do, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ quân đội cho nước này.
Samoa tên chính thức Nhà nước Độc lập Samoa, là một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương. Cũng giống như những người láng giềng Fiji, Tonga, cư dân sinh sống nơi đây có nguồn gốc là người Polynesia di cư sang đây 3500 năm trước. Trải qua nhiều thời kỳ, quần đảo này có các tên gọi khác nhau (do bị chia cắt).
Theo các nhà khoa học, quần đảo Samoa, cũng như các đảo Fiji và Tonga, có dân cư đến sinh sống từ thế kỷ V TCN trong quá trình di cư của các đại diện của văn hóa khảo cổ Lapita từ quần đảo Bismarck, nằm ở Tây Melanesia. Quần đảo Samoa là một trong các trung tâm hình thành văn hóa Polynesia. Từ Samoa đã diễn ra quá trình khai thác các đảo và đảo san hô vòng của khu vực Trung Thái Bình Dương. Người Polynesia, có thể từ Tonga đến, là những cư dân đầu tiên ở quần đảo Samoa khoảng năm 1000 TCN.
Samoa, tên chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa, một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương, thủ đô là Apia, có diện tích 3.030 km. Dân số trên quần đảo này khoảng 250.000 người, sử dụng chung ngôn ngữ là tiếng Samoa và có chung một nền văn hóa, gọi là fa'asamoa. Năm 1962, Samoa ký một hiệp ước với New Zealand, theo đó, New Zealand chịu trách nhiệm bảo đảm hỗ trợ quân sự cho quốc đảo này khi cần thiết. Samoa chỉ thiết lập một đơn vị giám sát nhằm đảm bảo an ninh trong nước.
Tuvalu
Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Úc. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km (khoảng 10 dặm vuông) (đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican - 0.44 km; công quốc Monaco - 1.95 km và Nauru - 21 km).
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã chứng minh rằng người Polynesia chính là những cư dân đầu tiên đặt chân lên Tuvalu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Tuvalu bị thực dân cai quản. Trong suốt một thời gian dài (1892-1916), một phần đặt dưới quyền bảo hộ của chính quyền Anh.
Năm 1916, một phần của quần đảo Gilbert và Ellice trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng: quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập; quần đảo Tuvalu phụ thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.
Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Australia. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km, đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican, công quốc Monaco và Nauru. Kể từ khi thành lập, quốc đảo này đã không có quân đội. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát và đơn vị giám sát hàng hải được thành lập để bảo vệ an ninh trong nước.
Nauru
Cộng hòa Nauru là quốc gia nằm trên hòn đảo cùng tên ở phía Tây Thái Bình Dương với dân số 14.000 người, tuyên bố độc lập năm 1968. Nauru là quốc đảo bé nhất thế giới với tổng diện tích 21 km, đồng thời là quốc gia duy nhất thế giới không có thủ đô chính thức. Australia là nước chịu trách nhiệm bảo vệ quốc đảo này nếu gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, Nauru vẫn có lực lượng cảnh sát vũ trang riêng đảm bảo an ninh.
Sau khi người Micronesia và người Polynesia định cư tại Nauru, hòn đảo bị Đế quốc Đức thôn tính và tuyên bố là một thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nauru trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên do Úc, New Zealand, và Anh Quốc quản lý. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nauru bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, đảo lại trở thành lãnh thổ ủy thác. Nauru giành được độc lập vào năm 1968.
Nauru là một đảo đá phosphat, giàu tài nguyên gần bề mặt, do vậy có thể dễ dàng tiến hành khai thác lộ thiên. Đảo còn lại một số trữ lượng phosphat, song không còn có hiệu quả kinh tế để tiến hành khai thác. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Nauru có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong số các quốc gia có chủ quyền.
Khi trữ lượng phosphat cạn kiệt, và môi trường bị tổn hại nghiêm trọng do hoạt động khai thác, một quỹ được thành lập để quản lý nguồn tài sản đang dần giảm giá trị của hòn đảo. Để kiếm được thu nhập, Nauru nhanh chóng trở thành một thiên đường thuế và trung tâm rửa tiền phi pháp. Từ năm 2001 đến 2008, Nauru cho Úc đặt trung tâm giam giữ Nauru để đổi lấy viện trợ.
Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên diện tích khoảng 28.400 km. Quốc gia này đã không có quân đội từ năm 2003, khi lực lượng gìn giữ hòa bình đã quốc gia của Australia được gửi đến với "Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon" nhằm thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang.
Quần đảo Solomon chỉ duy trì một lực lượng bán quân sự cho đến khi một cuộc xung đột sắc tộc nặng nề, trong đó Australia, New Zealand và các nước Thái Bình Dương khác can thiệp để khôi phục luật pháp và trật tự.
Quần đảo Solomon là một quốc đảo rộng lớn nằm ở phía đông Papua New Guinea và gồm nhiều hòn đảo: Choiseul, Đảo Shortland; Đảo New Georgia; Santa Isabel; Đảo Russell; Nggela (Đảo Florida); Malaita; Guadalcanal; Sikaiana; Maramasike; Ulawa; Uki; Makira (San Cristobal); Santa Ana; Rennell và Bellona; Quần đảo Santa Cruz và ba hòn đảo nhỏ nằm ở xa, Tikopia, Anuta, và Fatutaka. Khoảng cách giữa các đảo nằm xa nhất ở phía tây và phía đông là khoảng 1,500 kilômét (930 mi). Quần đảo Santa Cruz (Tikopia là một phần của nó), nằm ở phía bắc Vanuatu và rất cô lập với khoảng cách 200 kilômét (120 mi) từ các hòn đảo khác. Bougainville về địa lý là một phần của Quần đảo Solomon, nhưng về chính trị thuộc Papua New Guinea.
Andorra
Công quốc Andorra là một nước trong lục địa nhỏ ở Tây Nam châu Âu, nằm ở phía đông dãy Pyrenees, tiếp giáp với Tây Ban Nha và Pháp, kinh tế phát triển thịnh vượng nhờ du lịch và chính sách miễn thuế. Andorra không có quân đội, tuy nhiên, công quốc này đã ký hiệp ước với Pháp và quốc gia châu Âu trong việc bảo vệ an ninh cho đất nước. Lực lượng bán vũ trang GIPA (được đào tạo để quản lý tù nhân và chống khủng bố) là một bộ phận của cảnh sát quốc gia.
Andorra là quốc gia nhỏ thứ sáu tại châu Âu, diện tích 468 km và dân số khoảng hơn 77.000. Andorra là quốc gia nhỏ thứ 16 trên thế giới về diện tích đất và nhỏ thứ 11 thế giới về dân số. Thủ đô Andorra la Vella là thủ đô cao nhất tại châu Âu, với độ cao 1.023 m trên mực nước biển. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Catalunya, song song với tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp cũng được nói phổ biến.
Andorra không phải là một thành viên của Liên minh châu Âu, song Euro là tiền tệ chính thức. Andorra trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc vào năm 1993. Năm 2013, nhân dân Andorra có tuổi thọ dự tính cao nhất thế giới với 81 năm, theo The Lancet.
Vatican
Vatican hay còn gọi là Thành quốc Vatican (Vatican City), quốc gia độc lập ở châu Âu nằm trong địa phận thủ đô Roma, Italia, có diện tích xấp xỉ 44 ha, là quốc gia nhỏ nhất thế giới không hề có quân đội. Vatican được Italy có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ quân sự cho đất nước nhỏ bé này.
Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là một thực thể mới, không phải là hậu thân của Lãnh địa Giáo hoàng (756-1870) vốn rộng lớn hơn. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền.
Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes), là nơi có Điện Tông Tòa - nơi ở của giáo hoàng, và nơi đặt các cơ quan của Giáo triều Rôma.
Dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô - được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ Công giáo - nằm ở Rome, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng thuật ngữ Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma.
Mỹ "nơm nớp" nỗi kinh hoàng bão Milton, đã có một nơi nhìn tựa thành phố ma Trí Nhi17:14:28 10/10/2024Sở Quản lý Tình trạng Khẩn cấp bang Florida đã ra lệnh sơ tán bắt buộc đối với người dân tại 13 quận và sơ tán tự nguyện đối với 7 quận khác. Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC), Milton là một trong những cơn bão có sức tàn phá lớn...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo