Trần Quán Hy "khơi mào" ảnh cũ, 'nhắc khéo" scandal 2008, dân tình choáng váng?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
50 năm sau bức ảnh " Em bé Napalm" gây chấn động thế giới, bà Phan Thị Kim Phúc phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và bị những cơn đau dày vò hàng ngày.
Bức ảnh "Em bé Napalm" được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp vào năm 1972 tại Trảng Bàng (Tây Ninh) trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Nhân vật chính trong bức ảnh là một cô bé trần trụi, sợ hãi chạy trên đường cùng những đứa trẻ khác sau khi máy bay Mỹ dội bom Napalm xuống.
Bức ảnh này nhanh chóng được đăng tải rộng rãi khắp thế giới, xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế, khắc họa rõ nét sự khốc liệt của chiến tranh và được ca ngợi là góp phần kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Năm 1973, bức ảnh "Em bé Napalm" được trao giải báo chí Pulitzer danh giá. Năm 2019, "Em bé Napalm" được bình chọn là bức ảnh có sức ảnh hưởng nhất lịch sử nhân loại.
Nhân vật em bé trong bức ảnh chính là bà Phan Thị Kim Phúc (SN 1963). Khi đó, bà Kim Phúc mới chỉ là cô bé 9 tuổi. Sau khi chứng kiến vụ việc, nhiếp ảnh gia Nick Út đã đưa cô bé Phúc đến bệnh viện với thương tích bị bỏng 30% ở tay, chân và lưng.
50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới, ở tuổi 59, bà Kim Phúc đang sinh sống tại khu vực Toronto, Canada với chồng và 2 con trai. Bà cảm thấy "may mắn" khi là "em bé Napalm" trong bức ảnh, dù phải sống với những vết sẹo lớn và cơn đau kéo dài khi phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trong nhiều năm.
Bà Phúc cho biết, thoạt đầu, bà rất ghét bức ảnh bởi nó khiến bà xấu hổ. Bà đã trải qua một thời gian dài phải đối mặt với sự chú ý của dư luận vì là nhân vật chính của tấm hình đó. Đối với bà, khoảnh khắc sợ hãi, đau đớn sau trận dội bom napalm là những ký ức thuộc về cá nhân.
Trên thực tế, không ai có thể phê phán nếu như bà cố gắng sống ẩn mình và thoát khỏi sự chú ý của dư luận. Thế nhưng, bà đã không trốn chạy hiện thực trong bức ảnh.
Sau một thời gian đấu tranh tư tưởng, Kim Phúc nhận ra rằng nếu nỗi đau và sự sợ hãi của bà không được ghi lại vào ngày đó, thì những trận bom - cùng rất nhiều câu chuyện thương tâm khác trong thời kỳ chiến tranh - sẽ có thể biến mất theo dòng chảy thời gian.
Từ đó, bà bắt đầu nghĩ nhiều về những điều mà bức ảnh có thể đem lại, hơn là những gì nó đã lấy đi của bà.
"Tôi coi bức ảnh chụp mình là một món quà đầy sức mạnh. Chiến tranh đã gần như phá hủy cơ thể và cuộc đời tôi, khiến tôi tuyệt vọng. Nhưng hiện tại, tôi muốn nói cho mọi người biết rằng thế giới có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu mọi người học cách chung sống trong hòa bình, hy vọng và sự tha thứ", bà Phúc chia sẻ.
Năm 1997, bà Kim Phúc đã sáng lập ra quỹ Kim, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của chiến tranh. Tổ chức này đã tổ chức nhiều hoạt động như xây dựng bệnh viện, trường học và nhà cửa cho những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Bà Phúc cũng trở thành người vận động vì hòa bình và đại sứ thiện chí cho Tổ chức nhân quyền UNESCO.
Ngày 22/10/2004, bà Kim Phúc được Đại học York ở Toronto, Ontario, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự vì những nỗ lực trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới. Bà cũng được tặng thưởng Huân chương Ontario, huân chương cao quý nhất của tỉnh Ontario, Canada.
Tháng 2/2019, bà Kim Phúc nhận được giải thưởng Dresden tại Đức vì những đóng góp cho UNESCO và giúp đỡ những em nhỏ bị thương trong chiến tranh..
Hàng năm, bà tiếp tục đi vòng quanh thế giới để kể lại câu chuyện về hành trình sống sót của mình để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh, vận động chống chiến tranh, xây dựng kinh tế, văn hoá, khoa học trong hoàn cảnh hoà bình, nhất là các hoạt động về y tế giúp người già, trẻ em và người vô gia cư...
Sốc: Chris Hemsworth cho con"vật lộn" với bò tót, dân mạng "nổi điên"! Khang Trần15:32:01 11/01/2025Vợ chồng tài tử Thần Sấm Chris Hemsworth và nữ diễn viên Elsa Pataky, gần đây đã vướng vào một làn sóng phẫn nộ. Từ việc cho con cưỡi bò tót đến trò đùa úp mặt vào bánh kem, vợ chồng Hemsworth đang bị đặt dấu hỏi về trách nhiệm làm cha mẹ.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo