Chế Phong - Con Chế Linh: Ly dị Thanh Thanh Hiền, qua Mỹ ở nhà lắp ghép 100m2
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Từ một tài tử nổi tiếng, có một cuộc sống khá giả, thành đạt ở Việt Nam, Đơn Dương bị dư luận lên án mạnh mẽ, phải sống cảnh tha hương, trở thành người không nhà cửa, không nghề nghiệp và mất nơi đất khách quê người.
Đỉnh cao vinh quang
Diễn viên tài năng Đơn Dương sinh năm 1957 tại Đà Lạt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đơn Dương về TPHCM, rồi đi làm tại một xí nghiệp dược phẩm. Với bề ngoài cao ráo, đẹp trai, năm 1982, Đơn Dương lọt vào mắt xanh của đạo diễn Lê Dân trong vai người thương binh tên Dũng - phim Pho Tượng. Sau đó, Đơn Dương đóng tiếp phim Vùng trời cho chim câu của đạo diễn Lưu Bạch Đàn, phim Bản tình ca của đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Từ đây sự nghiệp diễn xuất mở ra trước mắt Đơn Dương.
Liên tiếp xuất hiện trong những bộ phim tên tuổi như Mê Thảo - Thời vang bóng, Ba Mùa, Đời cát, Chung cư (1999), Chuyện ngã bảy, Người đẹp Tây Đô (1996), Giữa dòng (1995), Cỏ Lau (1993), Dấu ấn của quỷ (1992), Canh bạc (1991)...cái tên Đơn Dương giống như một tài tử điện ảnh trên màn ảnh thời bấy giờ, các đạo diễn không ngại ngần giao cho anh những vai diễn nặng kí.
Mê Thảo - Thời vang bóng có sự tham gia của diễn viên Đơn Dương là bộ phim của nữ đạo diễn người Pháp gốc Việt - Việt Linh, bộ phim đã giành giải Golden Rose Award tại Bergano Film Festivan 2003, giải nhì tại Bourse International Promotion Of Fracophonie Agence 2003.
Tên tuổi của diễn viên Đơn Dương bắt đầu "đình đám" trong giới điện ảnh khi anh xuất hiện trong bộ phim Đời cát đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, một câu chuyện giản dị về người lính thời hậu chiến đã giành giải vàng Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương, giải Bông sen Vàng liên hoan phim việt nam lần thứ 13 và nhiều giải thưởng quan trọng khác.
Tuy nhiên, bộ phim đã đưa tên tuổi của Đơn Dương đến gần hơn với người xem lại là phim Ông Hai cũ, trong đó Đơn Phương thủ vai Chính ủy Thắng. Giới phê bình điện ảnh ở Việt Nam hồi ấy đều có chung nhận xét, rằng những phim do Đơn Dương đóng đều là dòng phim nghệ thuật, phần lớn có chiều sâu về mặt nội tâm.
Có mặt trong 36 bộ phim với những vai diễn nhiều sức nặng là mơ ước của rất nhiều diễn viên cùng thời với Đơn Dương, nhưng Đơn Dương là một người tham vọng, cuộc đời anh bước sang một bước ngoặt khác khi anh nhận lời vào vai thiếu tá An trong phim Chúng ta là những người lính của đạo diễn Randall Wallace cùng ngôi sao Hollywood Mel Gibson và một vai khác trong Rồng xanh của đạo diễn Timothy Linh Bui.
Hai bộ phim Chúng ta là những người lính và Rồng xanh có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam đã nhận những phản ứng khá gay gắt của dư luận trong nước. Khi vụ việc bùng nổ, Đơn Dương đã gửi nhiều thư cho báo đài và một số nhà làm phim nước ngoài kêu cứu, đến ngày 9/4/2003, anh được xuất cảnh.
Sự nghiệp diễn xuất của diễn viên tài năng Đơn Dương chính thức khép lại tại đây, mở ra một trang mới với hàng loạt scandal và bê bối trên đất Mỹ.
Trong một bài phỏng vấn, nam diễn viên này cay đắng tiết lộ: "Khi đọc kịch bản Chúng tôi từng là lính, tôi nghĩ mình đóng vai một anh hùng bộ đội, chắc sẽ được khán giả Việt Nam khen ngợi. Khi xem phim, khán giả tinh ý sẽ nhận thấy các vai bộ đội do những người châu Á khác đóng chứ không phải người Việt Nam. Nhưng khi xem bộ phim đã hoàn thành, tôi rất buồn vì những cảnh tôi diễn tả tính cách dũng cảm và mưu trí của thiếu tá An đã bị cắt rất nhiều. Đây là kinh nghiệm cho bản thân tôi. Tôi xin thề sẽ không bao giờ đóng phim về chiến tranh Việt Nam do người nước ngoài đạo diễn nữa, vì họ có toàn quyền thay đổi kịch bản theo ý đồ của họ".
Lời thề này của Đơn Dương đã được đạo diễn Lê Cung Bắc - anh rể của nam diễn viên này và đạo diễn Lưu Trọng Ninh xác nhận. Theo lời ông Lê Cung Bắc, tại Mỹ, Đơn Dương cũng nhận được vài lời đề nghị đóng phim mà nếu nhận vai anh sẽ có nhiều tiền. Nhưng nam diễn viên cho rằng, những vai này dễ gây hiểu lầm vì tính cách phản diện, vì thế anh không nhận.
Còn đạo diễn Lưu Trọng Ninh thì tiết lộ: "Lúc mới qua Mỹ, cái tên Đơn Dương rất hot, nổi tiếng và được quan tâm. Khi đó, các nhà làm phim bên Mỹ không ngần ngại chi trả cho Đơn Dương 2 triệu đô để khai thác cuộc đời và sự ra đi của Dương. Với 1 triệu đô tiền bản quyền cuộc đời và 1 triệu đô làm diễn viên chính, nhưng Dương từ chối hết tất cả. Sau Chúng tôi từng là lính cậu ấy không nhận tham gia bất cứ một bộ phim nào bên đất Mỹ. Tôi ngưỡng mộ Đơn Dương, bởi nếu là tôi, tôi sợ mình sẽ không dễ bỏ qua số tiền 2 triệu đô đó được."
Scandal bủa vây tứ phía
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh còn cho biết thêm, trong 9 năm sống ở Mỹ, cuộc sống của Đơn Dương rất khó khăn. Nam diễn viên này từ chối nhận trợ cấp của Mỹ và chỉ quanh quẩn với việc chăm sóc gia đình chứ không có niềm vui và công việc nào khác.
Không chỉ khó khăn trong công việc, cuộc sống riêng tư của Đơn Dương cũng liên tục gặp phải những điều tiếng không hay. Anh bị cho là từng gian dối trong việc ly hôn, làm giấy tờ giả để đưa vợ con sang Mỹ sinh sống.
Năm 2003, Đơn Dương bị cô Trần Thị Phương Liên kiện tội "lén lút chụp ảnh nhạy cảm và thu băng audio để tống tiền". Tòa án ở Fairfax (Virginia) kết án và yêu cầu nam diễn viên bồi thường cho người bị hại 200.000 USD.
Tuy hiên, sau đó, Đơn Dương đã kháng cáo và tố cáo cô Liên Trần về hành động vu khống, lăng mạ. Cuối cùng cô Trần Thị Phương Liên tự ý bãi nại, hủy kiện.
Tháng 6/2008, Đơn Dương ở tuổi 50 làm đám cưới với bà Mỹ Hạnh, 64 tuổi, chủ nhân của thẩm mỹ viện Hạnh Phước và là người từng có cổ phần trong hãng sản xuất băng, đĩa nhạc Thúy Nga Paris. Mặc dù Đơn Dương khẳng định, cuộc hôn nhân của anh xuất phát từ tình yêu và sự cảm thông từ phía hai người, tuy nhiên, báo chí hải ngoại đều cho rằng, không có lý do gì mà một diễn viên đẹp trai, nổi tiếng như Đơn Dương phải lấy người phụ nữ hơn mình nhiều tuổi như vậy ngoại trừ vì... tiền.
Không có công ăn việc làm, không nhà cửa, lại bị các scandal bủa vây tứ phía, Đơn Dương gần như bị đẩy vào bước đường cùng. Đã có lúc, anh phải tuyệt vọng kêu lên trước giới truyền thông rằng: : "Tôi căng thẳng, mệt mỏi lắm rồi. Xin hãy để tôi yên".
Còn theo đạo diễn Lưu Trọng Ninh, trong hơn 7 năm sống ở Mỹ, Đơn Dương đã từng 2 lần có ý định rời bỏ thế gian vì stress nặng nề.
Diễn viên Nguyễn Chánh Tín - người bạn thân đồng thời cũng là người giới thiệu Đơn Dương đến với môn nghệ thuật thứ 7 nói rằng, nhận xét Đơn Dương là một người "lắm tài nhiều tật" cũng có một phần đúng vì "tính Dương rất dễ thương nhưng lại rất nóng nảy, bộc trực và quan trọng là cậu ấy không biết khôn khéo".
Mất nơi đất khách
Ngày 7/12/2011, Nam diễn viên Đơn Dương trút hơi thở cuối cùng ở Mỹ sau một cơn tai biến mạch mãu não. Thông tin này không chỉ khiến gia đình, bạn bè mà còn cả những người hâm mộ tài năng diễn xuất của anh bị sốc.
Khi ra đi, Đơn Dương cũng đã khẳng định với bạn bè người thân rằng, anh sẽ trở về. Trước khi mất mấy tháng, Đơn Dương đã xin được visa trở về Việt Nam. Anh rất muốn về ngay để gặp bạn bè, người thân và gia đình tuy nhiên, vì nghĩ đợi tới dịp Tết thì sẽ được ở lại lâu hơn nên anh đành hoãn chuyến trở về. Ai dè, ước muốn nhỏ nhoi đó của nam diễn viên tài năng và bạc mệnh này đã không thể thực hiện được.
Cẩm Thu: Ly dị vì Linh Tâm đi Mỹ rồi có vợ, vẫn tâm sự với "bà sau" của chồng Hoàng Phúc16:21:05 22/10/2024Cẩm Thu từng nổi đình đám những năm 1980. Bắt đầu sự nghiệp từ khi mới 10 tuổi, bà đã có cơ hội đứng trên nhiều sân khấu lớn nhỏ và ghi dấu ấn với những tuồng nổi tiếng như Âm mưu tình yêu, Thoại Khanh Châu Tuấn, Võ Tòng sát tẩu, Bài...
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo