Triệu Lộ Tư tích cực làm từ thiện, đã hồi phục hoàn toàn, sắp trở lại showbiz?
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Theo quan niệm của người Mustang, trái đất có hình dẹt, bệnh tật do ma quỷ gây nên và một phụ nữ cùng lúc có thể kết hôn với nhiều anh em trong cùng gia đình.
Bộ tộc Mustang có 7.000 người sinh sống rải rác khắp khu vực rộng 2.000 km2 trong thung lũng sông Kali Ghandaki ở cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ. Họ tự gọi là "Vùng đất của người Lo".
Mustang (có nghĩa là "đồng bằng màu mỡ") nằm trên cao nguyên lộng gió giữa Tây Tạng và phần tây bắc Nepal, là một trong những vùng đất xa xôi, hẻo lánh, ít người tới nhất thế giới. Mặc dù có mối gắn kết chặt chẽ với tôn giáo, văn hóa và lịch sử Tây Tạng nhưng trên thực tế, vùng đất này lại thuộc sở hữu của Nepal.
Ở đây có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đình có chung một vợ. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin tôn kính của người Mustang đối với tục lệ Tây Tạng cổ. Ngoài ra, điều này cũng xuất phát từ thực tế là đất đai của người Mustang rất hiếm và cằn cỗi. Nếu mỗi người lấy một vợ riêng thì đất đai sẽ bị chia cắt thành nhiều phần, khiến cho gia đình trở nên nghèo đói hơn.
Cuộc sống của người dân bộ tộc Mustang chủ yếu xoay quanh việc chăn nuôi gia súc, làm nông nghiệp và giao thương. Từ năm 1992, khu vực này mở cửa đón khách du lịch và từ đó, công việc kinh doanh các dịch vụ du lịch mang lại nguồn lợi về kinh tế. Mùa xuân là biểu tượng của sự sống sinh sôi nảy nở với những lễ hội mang đậm màu sắc truyền thống của người Mustang.
Vào mùa hè, người Mustang từ khắp nơi đổ về Lo Manthang tham dự lễ hội ngựa Yarlung với những hoạt động độc đáo như đua ngựa, khiêu vũ... Mặc dù vẫn được công nhận rộng rãi trong cộng đồng người Mustang nhưng chế độ quân chủ chính thức bị xóa bỏ vào năm 2008 khi Nepal trở thành nước cộng hòa.
Vị vua chính thức cuối cùng (được gọi là Raja hay Gyelpo) là Jigme Dorje Palbar Bista. Kể từ năm 1380, khi Ame Pal thành lập vương quốc Phật giáo Lo và xây dựng thủ đô Lo Manthang ở Mustang, thành phố được bao quanh bởi những bức tường đã thay đổi nhanh chóng và khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.
Trước năm 1991, Mustang không cho phép người ngoài vào khu vực lãnh thổ. Sau này, lệnh đóng cửa được xóa bỏ, tuy nhiên hàng năm cũng chỉ có 1.000 du khách được phép tới tham quan do nhà vua tin rằng, đây là cách duy nhất để có thể duy trì và bảo vệ vương quốc của mình.
Người Mustang theo Phật giáo Tây Tạng. Họ rất sùng đạo. Các lễ cầu nguyện và lễ hội như Tiji là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bộ tộc. Ở đây, gần như mỗi ngôi làng đều có một tu viện.
Sự lộng lẫy của các tu viện ở Lo Manthang cho thấy vị trí quan trọng của tôn giáo. Điều này còn thể hiện trong cấu trúc gia đình truyền thống: con cả thừa kế tài sản gia đình, con thứ hai tới sống ở tu viện khi khoảng 6-7 tuổi.
"Vương quốc của người Lo" nằm trên cao nguyên lộng gió giữa Tây Bắc Nepal và Tây Tạng, một trong những vùng hẻo lánh nhất thế giới. Vùng đất này có liên hệ văn hóa, lịch sử, tôn giáo với Tây Tạng, nhưng một phần vẫn thuộc Nepal theo chính trị.
Khi nền văn hóa Tây Tạng nguyên thủy đang có nguy cơ biến mất, giờ người Mustang là một trong những nền văn hóa ít ỏi theo gốc này còn sót lại.
Tác giả nghiên cứu, Juddha Bahadur Gurung có may mắn phỏng vấn một người phụ nữ bộ lạc Mustang. Cô L. Gurung, 36 tuổi, là một người được ăn học đầy đủ, nói thành thạo tiếng Nepal.
Khi được hỏi về tập tục đa phu ở Mustang, cô mỉm cười và nói là có. "Đó là tập tục tồn tại lâu đời, nhưng đến nay đang dần biến mất", L. Gurung nói.
Trong cuộc phỏng vấn, cô nói mình có hai người chồng, là hai anh em trong một nhà. "Khi lớn lên, tôi đem lòng yêu người chồng đầu tiên và cưới nhau. Trong đám cưới, bố chồng yêu cầu tôi cưới cả con trai thứ hai của ông ấy. Và tôi đồng ý. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho điều đó nếu gia đình chồng yêu cầu, vì đó là văn hóa của chúng tôi", L. Gurung nói.
Tuân theo tập tục cũng giúp các gia đình trong bộ lạc được tôn trọng hơn. "Thông thường, người chồng trẻ hơn sẽ gọi tôi là chị dâu trước mặt mọi người, nhưng thực ra chúng tôi cũng là vợ chồng".
L. Gurung nói cô không gặp vấn đề gì khi có cả hai người chồng ở nhà. Cô nói mình không suy nghĩ tiêu cực vì đây truyền thống cổ xưa. Theo tác giả nghiên cứu, đây là trường hợp điển hình mà người phụ nữ đối xử bình đẳng với hai người chồng và giúp gia đình hòa thuận.
Theo tác giả Juddha Bahadur Gurung, đa số phụ nữ sống ở khu vực thượng Mustang theo tập tục đa phu sẽ lấy hai người chồng, rất ít phụ nữ lấy 3 người chồng hoặc hơn trong một gia đình.
Ngày nay, bộ lạc Mustang không còn sống khép kín. Họ được tự do tiếp cận với môi trường hiện đại, việc nâng cao nhận thức, có nguồn thu nhập tốt hơn là một trong những yếu tố khiến tố khiến tập tục đa phu đang dần biến mất.
Năm 2017, chính phủ Nepal đã cho xây dựng đường cao tốc kết nối với Mustang, đặt mục tiêu biến nơi này thành trung tâm du lịch. Kể từ khi mở cửa với thế giới bên ngoài vào năm 1992, du lịch đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của người bộ lạc Mustang.
Năm 2017, có 779.886 lượt du khách đến Mustang, tăng gấp 3 lần so với năm 1992. Người dân bộ lạc kiếm tiền từ đồ lưu niệm, khách sạn, nhà hàng.
Những gia đình tích lũy được một số tiền sẽ gửi con ra nước ngoài để tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại, giúp những tập tục như đa phu sẽ dần biến mất. Nhưng điều này cũng dẫn đến những lo ngại rằng thế hệ trẻ của bộ lạc sẽ dần đánh mất bản sắc văn hóa.
Nấu cơm ở độ cao 5.000m: 'khóc thét' vì thành quả, rõ lý do Tây Tạng ăn lúa mạch Kim Oanh15:12:28 15/01/2025Việc nấu cơm trên đỉnh núi cao, đặc biệt ở độ cao 5.000 m, gặp phải một thách thức lớn do áp suất không khí thấp. Ở mực nước biển, áp suất khí quyển là khoảng 1 atm (101.325 Pa), khiến nước sôi ở nhiệt độ 100C.
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo