Đồ cúng cô hồn xơi được nếu làm đúng 1 điều này, sơ hở sẽ gặp họa?
Trong khi nhiều người coi việc ăn đồ cúng cô hồn là kiêng kỵ thì một số địa phương lại có tục giật đồ cúng cô hồn, vậy đồ cúng cô hồn có nên ăn?
Câu hỏi đồ cúng cô hồn có nên ăn được nhiều người đặt ra vào dịp rằm tháng 7. Vào ngày này, ngoài mâm cũng gia tiên, thần linh, mâm cúng Phật (đối với Phật tử), các gia đình còn có lễ cúng chúng sinh, hay còn gọi là cúng cô hồn. Nghi lễ này thường được thực hiện ngoài trời, thậm chí ngoài đường, dành cho những vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ tự.
Về nguyên nhân cúng cô hồn ngoài trời, dân gian cho rằng những vong hồn xa lạ cũng có tốt, có xấu, nếu mời vào nhà thì có thể gặp rắc rối nếu bị quấy quả, vì vậy cúng ở ngoài sẽ đảm bảo sự bình an cho gia chủ. Một số người giải thích rằng phần đất thổ cư của mỗi gia đình đều có thổ thần thổ địa canh giữ, những vong "không phận sự" sẽ không được vào hưởng lễ cúng, hoặc họ sẽ sợ mà không dám vào.
Về đồ lễ cúng cô hồn, nhiều người cho rằng nếu ăn thì sẽ khiến cô hồn vốn luôn đói khát tức giận vì cảm thấy bị giành giật vật thực, từ đó sẽ quấy phá, dẫn đến những điều xui xẻo, nhẹ thì bị đau bụng, khó chịu, nặng thì gặp những chuyện không hay khác.
Tuy nhiên, ở một số địa phương tại miền Nam có tục giật đồ cúng cô hồn, thậm chí còn có cảnh tranh cướp nhau. Người ta quan niệm, đồ cúng cô hồn bị người ngoài giật đi thì những điều xui xẻo của gia chủ cũng theo đó biến mất, còn người giật đồ cúng cũng nhận được may mắn.
Vậy đồ cúng cô hồn có nên ăn? Về phương diện tín ngưỡng thì như bạn thấy, mỗi nơi mỗi khác, tùy vào phong tục. Riêng ở các chùa, đồ lễ cúng cô hồn vẫn được đem ra sử dụng như thường, vì đạo Phật không chấp vào hình tướng của các vật. Dâng cỗ cúng là dâng tấm lòng thành, cái mà các vong hồn chúng sinh nhận hưởng là tấm lòng tưởng nhớ, chia sẻ, thương xót, chứ không phải đĩa xôi, gói bỏng thật. Vì vậy, vứt bỏ đồ cúng cô hồn không ăn là một kiểu lãng phí thực phẩm, rất không nên.
Tuy nhiên, ngày xưa người ta kiêng ăn đồ cúng cô hồn cũng có lý do, đó là đồ cúng thường được đặt ở ngoài sân, ngoài ngõ, ngoài đường và đặt rất thấp, để lâu dễ trở nên mất vệ sinh, nhiễm bụi bặm, ẩm thấp, bị ruồi nhặng, gián, kiến, chuột xâm phạm nên chứa nhiều vi trùng.
Chắc hẳn đã có những người ăn đồ cúng cô hồn bị đau bụng, và vì điều này diễn ra trong tháng cô hồn - khoảng thời gian bị coi là xui xẻo - nên nguyên nhân sẽ bị quy cho "ma trêu", "ma quấy". Từ đó mà dẫn đến quan niệm kiêng ăn đồ cúng cô hồn, đặc biệt là trẻ em càng được dặn dò kỹ lưỡng.
Ngày nay, nhiều món ăn dành cúng cô hồn được đóng gói nylon kín như bánh kẹo, bỏng, bim bim, hoặc các loại trái cây còn nguyên vỏ nên hoàn toàn đảm bảo vệ sinh. Với các món khác, việc có nên ăn đồ cúng cô hồn cần được xem xét trên khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu vẫn đảm bảo thì có thể ăn, kém an toàn thì nên bỏ đi hoặc xử lý lại.
Về nguồn gốc phong tục gắn với lễ cúng chúng sinh. Cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh là nghi thức không thể thiếu trong tháng 7 âm lịch. Trong đó, cúng chúng sinh dành cho những vong hồn không có người thờ tự.
Một số nơi có tục giật cô hồn vào Rằm tháng 7. Giật cô hồn là cách nói gọn của cụm từ "giật đồ cúng cô hồn". Tục này bắt đầu từ nghi thức Vu lan bồn (Lễ Vu lan) trong Phật giáo. Ban đầu chỉ là động tác trẻ em lấy nhanh các đồ cúng và chạy ào đi.
Tập quán giật cô hồn phổ biến ở một số địa phương của Trung Quốc, chủ yếu là vùng Phúc Kiến, gọi là "cướp cô". Đây là phần hội trong lễ hội Vu lan. Khoảng nửa cuối thời nhà Thanh, do sự biến tướng của lễ hội cướp cô khiến nhiều người bị thương, thậm chí đ.ánh nhau gây nhiều vấn đề xã hội nên triều đình đã cấm tổ chức.
Có người cho rằng việc giành giật đồ cúng cô hồn như vậy là việc bình thường và nếu ăn được những đồ cúng đó sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Thậm chí có người tin rằng khi cúng "cô hồn" ngoài đường, có người c.ướp lộc khi chưa hoặc đang cúng thì gia chủ nên mặc kệ.
Tuy nhiên theo thời gian, tục giật cô hồn càng ngày càng có nhiều biến tướng, không còn dành cho trẻ em mà nhiều người lớn cũng tham gia. Thậm chí nhiều người còn chen nhau giành giật tiền cúng, đồ cúng của gia chủ ngay cả khi họ chưa hoàn thành lễ cúng dẫn tới mất an ninh trật tự, ảnh hưởng an toàn giao thông.
TS. Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng - lý giải khi con người chết đi, có những người trở về thế giới tổ tiên, sau đó được con cháu thờ cúng. Tuy nhiên, cũng có những người gặp t.ai nạn mà qua đời, ra đi bất đắc kỳ tử, mất ngoài đường ngoài chợ, không được con cháu chăm sóc nên phải bơ vơ.
"Người Việt xưa quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng mà trời đất, âm dương có thể gặp gỡ nhau, nên phải làm lễ cúng chúng sinh cho những linh hồn không có nơi nương tựa", TS. Trần Hữu Sơn nói.
Tháng 7 Âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
"Cô hồn sống" giật phăng con gà trên tay gia chủ, cái kết bất ngờ, CĐM ngán ngẩm Bình Minh12:53:20 17/08/2024Mới đây, một clip được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh giật cô hồn bất chấp của cô gái áo đen đã khiến dân tình dậy sóng. Nhiều người tỏ ra ngán ngẩm trước hành động của nhân vật này.
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo