"Điệp viên" trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào?

Phi Đức22:26 10/01/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ngày nay, giới trẻ Việt khi tìm hiểu lịch sử nước nhà, vô cùng ngưỡng mộ những vị anh hùng từng đảm nhiệm vai trò "điệp viên" trong các cuộc chiến. Vậy "điệp viên" trong lịch sử Việt Nam có từ khi nào?

Lịch sử nước ta ghi nhận việc sử dụng gián điệp từ hàng nghìn năm trước. Tiêu biểu như việc vua Nam Việt sai con trai là Triệu Đà sang làm rể của vua Thục An Dương Vương, nhằm mục đích chính là tìm hiểu tình hình nước ta rồi sau đó thôn tính.

Các triều vua ta cũng chú trọng việc do thám tình hình phương Bắc. Như thời Vua Lê Đại Hành, năm 1000, "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Vua sai Ngô Tứ An đi tuần miền Bắc để xem tình hình biên giới".

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 1

Lịch sử thời Trần có ghi chép lại một nữ nhân có đóng góp to lớn cho đất nước đó là công chúa Ngoạn Thiềm, nữ điệp viên xinh đẹp dưới trướng Trần Thủ Độ.

Nguyễn Nộn là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình vào cuối thời Nhà Lý, đầu thời Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Tuy Nguyễn Nộn là kẻ chơi bời, chè chén bừa bãi nhưng vẫn rất tỉnh táo và hết sức cảnh giác đối với Ngoạn Thiềm. Nguyễn Nộn xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm và canh phòng rất cẩn mật, khiến Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức gì. Nhưng bằng nhan sắc và tài năng của mình, công chúa Ngoạn Thiềm đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của Nguyễn Nộn và khiến hắn mê mệt trong nhục dục. Chỉ 3 tháng sau vào năm 1229, Nguyễn Nộn bị bạo bệnh mà mất. Tuy nhiên, kể từ sau khi kẻ thù bỏ mạng, mọi thông tin về công chúa Ngoạn Thiềm cũng bỗng dưng mất vết.

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 2

Trong các cuộc chiến thời kỳ nhà Lê và nhà Mạc phân tranh hay giữa hai họ Trịnh - Nguyễn, hai bên đều ra sức sử dụng thám tử để dò la tin tức của nhau. Năm 1660, chính sử ghi lại sự kiện thám tử của chúa Nguyễn ra Bắc dụ dỗ trấn thủ các trấn Sơn Tây, Hải Dương làm phản chúa Trịnh, đồng thời các thám tử còn lên miền núi phía Bắc dụ dỗ họ Vũ ở Tuyên Quang và họ Mạc ở Cao Bằng cùng nổi dậy chống triều đình Lê - Trịnh, nhưng không thành. Còn một trận đán.h quan trọng trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn vào mùa thu năm 1657 cũng ghi rõ dấu vết của thám tử. Đó là khi quân Trịnh do chúa Trịnh Căn thống lĩnh vào chiến trường Nghệ An đán.h quân Nguyễn. Trịnh Căn cho tướng Thắng Nham đóng ở lũy Đồng Hôn (xã Mỹ Dụ, huyện Hưng Nguyên thời đó). Chỗ ấy đất ẩm thấp, mùa thu lụt, sợ bị quân Nguyễn đán.h úp, bàn đem đồn dời đóng ở dưới núi đất.

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 3

Theo bộ sử "Đại Nam thực lục" chép: "Thám tử đem tin báo với Nguyễn Hữu Dật. Hữu Dật bảo Nguyễn Hữu Tiến rằng: "Tôi đã suy tính rồi, đến ngày 25, tất có nước lụt, có thể nhân dịp ấy đán.h úp đồn của Thắng Nham, tất là phá được". Đến ngày ấy, quả nhiên mưa to gió lớn, nước sông đầy tràn. Hữu Dật dẫn quân đán.h thẳng vào lũy Đồng Hôn, nhân nước lụt, đán.h phá được. Thắng Nham lên núi đất chạy trốn. Quân Nguyễn thu được khí giới rất nhiều.

Sử triều Nguyễn cũng cho biết, vào tháng 4/1682, cũng có bọn thám tử từ Đông Đô về nói rằng ngoài Bắc Hà, ở Cao Bằng và Hải Dương có biến động, chúa Trịnh Tạc phải chia quân đi chống cự, Đông Đô bấy giờ bỏ không. Chúa Nguyễn Phúc Tần lúc đó cũng muốn đán.h Bắc Hà, nhưng rồi vì quân lương chưa đủ bèn thôi.

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 4

Sách "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãng đã chép khá cụ thể về hành trạng của hai thám tử của chúa Nguyễn. Vào thời Vua Lê Dụ Tông, năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714). Sách viết: "Tộ quốc công (tức chúa Nguyễn Phúc Chu) bấy giờ đương tuổ.i cường tráng, tự cậy xứ mình giàu có, có ý dòm ngó triều đình Bắc Hà (nguyên văn viết là "trung triều"). Khi đó, chúa Trịnh Cương giao cho Trung quận công Lê Thì Liêu lấy tư cách là lão tướng trấn giữ Nghệ An, phòng thủ một cách cẩn mật, cho nên tình hình của triều đình Bắc Hà thế nào, phía Nam Hà không thể do thám được. Tộ quốc công bèn bí mật sai bọn khách buôn Phúc Kiến là tên Bình và Quý, theo đường Lưỡng Quảng mà sang Nam Quan, Lạng Sơn, rồi lén vào kinh thành Thăng Long và các trấn để dò la việc nước và tình hình quân sự".

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 5

Các thông tin về tình hình quân sự ở Đàng Ngoài cũng được thông báo rất cụ thể cho chúa Nguyễn như được chép trong sách: Ở kinh đô, dưới quyền đề đốc và thị vệ có nhiều quân quan và voi ngựa. Bốn trấn lớn (Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam) và Thanh Hóa đều có kho quân nhu. Đồn và doanh trại ở Nghệ An quân lính dưới quyền 18 quận công và các đề đốc có độ 7, 8 nghìn người. Ba đại doanh ở Bố Chính có chừng 3.000 quân. Mọi việc trên đây cho đến số mục chiến thuyền và binh lương đều nhất nhất trình bày sơ qua cả. Tổ quốc công nhân đó mới biết là triều đình Đàng ngoài đang cường thịnh, nên mới chịu thôi âm mưu dòm ngó ra Bắc.

Trong chiến tranh giữa chúa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn, năm 1795, khi tướng Võ Tánh bị quân Tây Sơn vây ở thành Diên Khánh, đã sai thám tử vượt vòng vây đến hành của chúa Nguyễn Ánh, báo tin rằng Võ Tánh bị ốm nhẹ, tướng sĩ cũng nhiều người ốm.

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 6

Chúa Nguyễn Ánh rất coi trọng vai trò của thám tử. Trong lời dụ Khâm sai cai cơ chi Dũng nghĩa thượng đạo Phú Yên là Nguyễn Văn Nguyện năm 1798, đã dặn ông này rằng: "Gần nước biết cá, gần núi biết chim, nay nên kén người tâm phúc làm thám tử để đi dò xét tình hình giặc ở Phú Yên, Quy Nhơn và chiêu dụ những sách Man ở các đầu nguồn khiến họ quy thuận".

Năm 1799, chúa Nguyễn Ánh cho ban hành 32 điều quân chính, trong đó điều số 11 riêng về công tác thám tử. quy định rằng: "Thám tử ở đất địch về, tướng hiệu không được đón đường hỏi chuyện, thám tử cũng không được tiết lộ công việc. Làm trái đều ché.m. Như việc có quan hệ cơ mật mà người ngoài biết được thì bắt tội thám tử".

Từ khi còn chưa lên ngôi vua, các thám tử của chúa Nguyễn Ánh đã mở rộng địa bàn hoạt động sang các nước lân cận như Chân Lạp, Xiêm La.

Thời vua Minh Mạng, triều Nguyễn cũng khống chế quyền lợi với các bộ tộc Lào giáp biên giới Nghệ An, Quảng Trị, đặt là 3 động Lạc Hoàn cạnh phủ Trấn Biên phụ thuộc nước ta, trong khi nước Xiêm La ngay sát Lạc Hoàn cũng nhiều lần đưa quân tiến đán.h để gây ảnh hưởng. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), có thám tử về nói rằng quân Xiêm đã qua sông Khung Giang sang đóng quân ở Lạc Hoàn, lùa dân về Mục Đa Hán. Các tướng như Phan Văn Thúy, Trần Lợi Trinh, Nguyễn Công Tiệp bèn dẫn binh tiến đán.h và đem việc tâu về triều.

Điệp viên trong lịch sử Việt Nam được các vị vua coi trọng như thế nào? - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Khám phá đồi núi phong thủy trứ danh của Cố đô Huế

Tin tài trợ
Trong con mắt các vua nhà Nguyễn, núi Ngự Bình, núi Đại Thiên Thọ, đồi Hà Khê... là những đồi núi có tầm quan trọng đặc biệt về tâm linh đối với cố đô Huế.

Chợ làng biển ở Quảng Ngãi, trên trời ánh bình minh

Tin tài trợ
Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hình thành từ khi mở đất, lập làng thời nhà Nguyễn.

Khi trò cưng của Thanh Hằng hóa thành Nam Phương hoàng hậu

Tin tài trợ
Học trò của Thanh Hằng, Bùi Tường Vân, tiết lộ thú vị về việc chọn phong cách của Nam Phương hoàng hậu trong bộ hình mới.

Khám phá 'cổng trời' gần 200 tuổ.i trên đỉnh Đèo Ngang

Tin tài trợ
Hoành Sơn Quan thu hút du khách bởi nét trầm mặc, cổ kính với những cửa ải bằng đá được xây dựng trên đỉnh Đèo Ngang, ráp gianh hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Nét đẹp cổ kính của di sản Đại Nội Huế khiến bao du khách say đắm 'quên lối về'

Tin tài trợ
Thành phố Huế được biết đến với vẻ đẹp trầm lắng, bình yên của cảnh quan và nét dịu dàng, đôn hậu của người dân địa phương. Không những vậy, đây còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử và nhiều di sản văn hóa, lễ hội độc đáo.

Cuốc đất, công nhân tìm thấy kho báu đồ gồm sứ giá hơn 32.000 tỷ đồng

Tin tài trợ
Các chuyên gia cùng công nhân ở công trường hỗ trợ vận chuyển số đồ gốm sứ này ra ngoài. Phải mất tới 10 tiếng mới có thể mang được hết số đồ sứ đó ra ngoài.

Các bạn trẻ phỏng dựng lễ cưới nhà quyền quý thời nhà Nguyễn

Tin tài trợ
Trong khuôn khổ sự kiện Dạ Nguyệt Phồn Hoa, một lễ cưới nhà quyền quý thời nhà Nguyễn được phỏng dựng lại chân thật và sống động, giúp người xem hiểu thêm về lễ nghi phong tục của một thời kì lịch sử tại Việt Nam.

Đào trúng tàu chở đồ cổ dài hơn 50m, toàn bộ hiện trường lập tức bị cảnh sát phong tỏa nghiêm ngặt

Tin tài trợ
Ngày 7/9/2019, Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc hứng chịu một trận mưa lớn. Khu vực trung tâm Hà Trạch là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mưa bão.

Ca sĩ Quỳnh Giao: giọng ca trong vắt như pha lê, xuất thân "Hoàng phái" - cháu gái vua Minh Mạng

Ngọc Sa12:31:07 28/07/2023
Quỳnh Giao được biết đến là nàng ca sĩ nổi tiếng trước năm 1975, cô sở hữu giọng hát cao vút, trong vắt như pha lê. Nhiều khán giả yêu mến thường gọi cô là ca sĩ có tiếng hát thuỷ tinh .

 3  |  0 Thảo luận  |  

Phát hiện sún.g thần công từ thời Nguyễn

Tin tài trợ
Bảo tàng Hải Phòng vừa tiếp nhận hiện vật được xác định là sún.g thần công có niên đại thế kỷ 19 gắn với công cuộc bảo vệ bờ biển thời nhà Nguyễn.

Đàm phán thành công với hãng Millon để đưa ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về Việt Nam

Tin tài trợ
Theo tin mới nhất Thanh Niên vừa nhận được từ Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch: "Đoàn công tác liên ngành đàm phán đã thương thảo thành công với hãng Millon (Pháp), thực hiện các bước để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo nhà Nguyễn
mẹ đẻ newjeansdiddy bị bắthằng du mụcsếp em mailisateam châu phi- quang linh vlogchu thanh huyềnquang linh vlogs.rapper diddyca sĩ lê bảo bìnhlê bảo bìnhdiddytriệu lệ dĩnhquang linh -- justin bieber