Vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông: Thay đổi phương án, các nhân chứng đầu tiên kể kinh hoàng
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Được biết, để hỗ trợ công tác tìm kiếm Hạo Nam, chiều 5/1 các chuyên gia Nhật Bản được mời đến hiện trường để khảo sát, đánh giá hiện trạng để đưa ra giải pháp tốt nhất trên tinh thần sớm đưa xác bé trai lên mặt đất.
Vài ngày qua, dư luận cả nước hướng về hành trình giải cứu cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trụ bê tông rỗng sâu khoảng 35m tại tỉnh Đồng Tháp. Trao đổi với PV Dân Việt, TS - LS Đặng Văn Cường, Uỷ viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho hay, với trẻ em thì tai nạn có thể xảy ra bất kỳ khi nào nếu như cha mẹ, người giám hộ nơi lỏng, thiếu giám sát, chăm sóc, bảo vệ không chu đáo.
Trưa ngày 5/1, trao đổi với Zing, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết sau khi kéo đoạn ống đầu tiên lên sẽ tiếp cận đến đoạn ống tiếp theo. Ông Bửu cũng thông tin khi thiết bị được thả xuống độ sâu 30m của ống cọc bê tông, có phát hiện khối đất nghi cháu Nam bên trong. Tuy nhiên khối đá nặng, nén quá chặt nên đơn vị chưa đưa lên được.
Được biết, để hỗ trợ công tác tìm kiếm Hạo Nam, chiều 5/1 các chuyên gia Nhật Bản được mời đến hiện trường để khảo sát, đánh giá hiện trạng để đưa ra giải pháp tốt nhất trên tinh thần sớm đưa xác bé trai lên mặt đất. "Họ cũng đưa ra phương án kỹ thuật cứu hộ khả thi, nhưng thiết bị ở đây chưa đáp ứng đủ. Hiện các nhóm chuyên gia đang tiếp tục thảo luận chọn phương án tối ưu, phù hợp với điều kiện, năng lực, thiết bị nên công tác đưa trụ bê tông lên mặt đất có phần chậm hơn so với dự kiến", Tiền Phong trích lời ông Bửu.
Mới đây, ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - vừa có văn bản yêu cầu tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, sau vụ bé trai không qua khỏi. Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế, tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công trình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức, còn sự chủ quan trong công tác quản lý, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường khu vực thi công; việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình chưa chặt chẽ đồng bộ dẫn đến thiếu an toàn trong thi công.
Để tăng cường, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, chủ động công tác phòng ngừa tai nạn lao động, hạn chế tối đa sự cố trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn, UBND tỉnh cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư công trình xây dựng, theo chức năng, nhiệm vụ tập trung thực hiện nghiêm việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan từ trong nội bộ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đến tận quần chúng nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn lao động.
Đồng thời, chủ động tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót tại cơ quan, đơn vị mình. UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, công nghệ xây dựng.
Khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tổng rà soát, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình từ khâu thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất các yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng, gây hại đến sức khỏe người lao động và nhân dân. Kịp thời phát hiện những trường hợp không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động trong công trình xây dựng hoặc cố ý sai phạm để chấn chỉnh và kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Đối chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Trong đó, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.
Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công...
Vụ bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông 35m: Bước sang ngày thứ 10, vẫn chưa đưa được xác lên Rosé11:12:25 10/01/2023Đặt câu hỏi vì sao việc cứu hộ, cứu nạn lại kéo dài như vậy? Ông Bảo cho biết, việc kéo một cọc bê tông đã đóng sâu 35m từ dưới lòng đất lên không đơn giản. Địa chất tại công trường là đất sét, khi cọc đóng xuống, đất sét bám chặt...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
37 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
24 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
18 | 0 Thảo luận | Báo cáo