Cô gái qua đời 2 năm bỗng "hồi sinh" hát mừng sinh nhật mẹ, nói 1 câu đầy xót xa
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Chi phí không cao, lại bằng cách đó có thể giúp những người đã khuất "hồi sinh" một lần nữa. Dù vấp phải một số tranh cãi nhưng dịch vụ này vẫn đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.
Tạp chí tài chính Tài Kinh nhận định dù trào lưu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để "hồi sinh" người đã khuất gây tranh cãi về mặt đạo đức, ngành công nghiệp AI "hồi sinh" vẫn đang âm thầm nảy mầm.
Giữa tháng 12-2023, mẩu tin về "người cha sử dụng AI để hồi sinh đứa con trai duy nhất qua đời vì bệnh tật" thu hút sự chú ý rộng rãi trong và ngoài Trung Quốc.
Tại một nghĩa trang yên tĩnh ở miền Đông Trung Quốc, một người cha đau buồn lặng lẽ rút điện thoại ra, đặt nó lên bia mộ và phát đoạn ghi âm của con trai mình. "Con biết mọi người mỗi ngày đều đau khổ vô cùng vì con, cảm thấy tội lỗi và bất lực. Dù không thể ở bên nữa nhưng tâm hồn con vẫn ở thế giới này, đồng hành cùng cha mẹ suốt cuộc đời", một giọng nói hơi có vẻ máy móc cất lên.
Đó là những lời mà người quá cố - Huyền Mặc, chưa bao giờ nói ra, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Cha mẹ của Huyền Mặc rất đau buồn khi đứa con duy nhất của họ qua đời vì đột quỵ ở tuổi 22 vào năm ngoái khi đang theo học tại Đại học Exeter (Anh).
Vì vậy, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, họ quyết định tạo ra một bản sao kỹ thuật số giống hệt như đứa con trai đã khuất của mình, nhưng tồn tại trong thực tế ảo.
Tờ China Press đưa tin, hiện nay, ngày càng nhiều gia đình Trung Quốc lựa chọn việc dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để "gặp lại" người thân đã mất. Dịch vụ này sử dụng AI để tạo ra những nhân vật kỹ thuật số có vẻ ngoài và giọng nói giống với người đã khuất. Các nhân vật có thể trò chuyện, từ đó góp phần xoa dịu nỗi đau buồn của gia đình trước sự ra đi của người quá cố.
Trương Trạch Vĩ, người sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo Super Brain ở Thượng Hải, cho rằng ngành này thực sự đang bùng nổ ở Trung Quốc.
Ông Trương cho hay, đến nay công ty đã hoàn thành hơn 600 đơn hàng, hầu hết từ những người cha mẹ mất con. Thậm chí, có đơn hàng yêu cầu hồi sinh bạn trai cũ của một người phụ nữ luống tuổi. Ngoài việc nghe thấy giọng nói, khách hàng còn có thể gọi điện video với những người có khuôn mặt và giọng nói đã được số hóa để bắt chước người đã khuất.
Báo cáo phát triển ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo thế hệ mới cho biết, Trung Quốc hiện có 2.200 công ty AIGC (nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra) chủ yếu đặt tại thành phố lớn như Bắc Kinh, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông.
Dù là công nghệ cao nhưng chi phí mỗi đơn hàng không quá đắt đỏ. Trương Trạch Vĩ tiết lộ, công ty Super Brain tính phí 10.000 đến 20.000 tệ (34 đến 68 triệu đồng) cho một đơn hàng, hoàn thành trong 20 ngày.
Trong khi đó, một số hãng công nghệ khác tại Trung Quốc quảng cáo rằng họ có thể "hồi sinh" người đã khuất chỉ với 30 giây dữ liệu hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh 3D được sử dụng sẽ mang lại cảm giác như được ở bên người thân, giúp xoa dịu phần nào sự nhớ nhung.
Một số nghĩa trang ở Trung Quốc hiện cũng đang sử dụng phần mềm ChatGPT và công nghệ AI bắt chước giọng nói để "tái tạo" những người được chôn cất. Hàng ngàn người đã sử dụng dịch vụ này.
Dịch vụ đang nhận được sự quan tâm của nhiều người nhưng nó cũng vướng phải một số tranh cãi liên quan việc xâm phạm quyền riêng tư của người đã khuất cũng như kẻ xấu có thể tận dụng hình ảnh thực tế ảo để thực hiện hành vi lừa đảo.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo đã giúp con người xoa dịu được phần nào cảm giác tiếc nuối, nhớ nhung người đã khuất.
Phó giáo sư tâm lý học Sherman Lee, làm việc tại Đại học Christopher Newport ở Hoa Kỳ cho biết: "Xét về mặt tâm lý, việc kết nối lại với người thân đã khuất là mong muốn cơ bản của con người. Chúng ta có thể kết nối với người thân đã khuất bằng nhiều cách khác nhau như xem lại tin nhắn, video cũ và giờ đây là tương tác với các nhân vật thực tế ảo có khuôn mặt và giọng nói giống với người đã mất. Điều này đem lại sự thoải mái về mặt cảm xúc".
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nhớ nhung người đã khuất cũng có thể làm trầm trọng thêm nỗi đau vì nó khiến mọi người hồi tưởng lại sự mất mát thêm một lần nữa .
"Nếu bạn hỏi tôi việc xem video về người thân đã khuất của bạn mỗi đêm có phải là một việc hữu ích không, tôi sẽ trả lời là không. Thay vào đó, tôi nghĩ mọi người nên dành thời gian để tái hòa nhập với cuộc sống và dành thời gian đó cho bạn bè và những thành viên khác trong gia đình", phó giáo sư Lee nói.
Các nhà tâm lý học cho biết việc tạo một bản sao thực tế ảo của người thân đã mất có thể mang lại hiệu quả trị liệu cho những bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý vì sự ra đi của người thân. Trước đây, các nhà trị liệu thường yêu cầu người bệnh tưởng tượng ra cảnh trò chuyện với người thân đã khuất, viết 1 bức thư gửi cho họ. Nhưng giờ đây, sự góp mặt của trí tuệ nhân tạo giúp trải nghiệm gặp người thân đã khuất trở nên sống động hơn.
Chàng trai dùng AI hồi sinh cha quá cố để an ủi bà nội, dân mạng tranh cãi Tuyết Ngọc09:43:02 22/03/2024Chàng trai vì muốn an ủi người bà mắc bệnh tim, cũng như xoa dịu nỗi đau của chính mình nên đã dùng công nghệ AI deepfake hồ sinh người cha đã mất. Nhưng hành động của anh lại gây tranh cãi trong CĐM.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo