Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào mùa hè năm 1518, một bệnh dịch kỳ lạ ở thành phố Strasbourg ngày nay thuộc Pháp đã khiến hàng trăm người nhảy múa không kiểm soát trong nhiều tuần liên tục cho đến khi qua đời vì kiệt sức.
Theo History và BBC, ngày 14/7/1518 một phụ nữ tên là Frau Troffea ở Strasbourg thuộc nước Pháp ngày nay rời nhà và bắt đầu nhảy múa. Cô khiêu vũ suốt nhiều giờ cho tới khi gục xuống và co giật vì kiệt sức. Sau khi nghỉ ngơi, Frau tiếp tục nhảy múa một cách điên cuồng như thể bị thôi miên. Frau khiêu vũ không ngừng như vậy trong nhiều ngày và tới tháng 8, có khoảng 400 người dân địa phương cũng nhảy múa điên cuồng bên cạnh cô.
Không ai biết điều gì đã khiến người dân thành phố Strasbourg nhảy múa trái với ý muốn của họ hoặc tại sao điệu nhảy lại kéo dài như vậy, song cuối cùng có tới 100 người đã qua đời.
Các nhà sử học gọi sự kiện kỳ lạ này là bệnh dịch nhảy múa năm 1518 và sau hàng trăm năm con người vẫn đang tìm hiểu những bí ẩn xoay quanh nó.
Mặc dù những ghi chép về dịch bệnh nhảy múa - còn gọi là cơn cuồng khiêu vũ, thường không rõ ràng song những báo cáo còn sót lại đã hé mở một số thông tin về dịch bệnh bất thường này.
Sau khi dịch bệnh nhảy múa bắt đầu khiến Frau Troffea liên tục vặn, xoay và lắc người không ngừng suốt cả ngày, cơ thể cô cuối cùng cũng bị kiệt sức nghiêm trọng và Frau chìm vào giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại hàng ngày cho dù chân Frau có chảy máu và bầm tím tới đâu. Frau nhảy múa suốt gần một tuần và không lâu sau đó đã có 30 người hành động y hệt cô.
Không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích hợp lý nào, đám đông chứng kiến Frau nhảy múa cho rằng đó là hành động của ma quỷ. Họ cho rằng Frau đã phạm tội và do đó không thể chống lại sức mạnh của ma quỷ đang muốn kiểm soát cơ thể cô.
Sau nhiều ngày nhảy múa không nghỉ và không có lời giải thích nào cho sự thôi thúc không thể kiểm soát, Frau được đưa tới một khu vực linh thiêng ở núi Vosges như để chuộc lại tội lỗi mà cô đã gây ra. Nhưng điều đó không khiến mọi việc kết thúc, dịch bệnh nhảy múa mau chóng lan khắp thành phố.
Khoảng 30 người đã nhanh chóng thế chỗ của Frau Troffea và nhảy múa không ngừng nghỉ ở cả những nơi công cộng lẫn nhà riêng. Họ cũng không thể dừng lại như Frau.
Các báo cáo cho biết, vào thời kỳ đỉnh điểm của dịch bệnh có tới 400 người nhảy múa trên đường phố. Cơn cuồng khiêu vũ kéo dài suốt 2 tháng, khiến nhiều người ngã quỵ và thậm chí qua đời vì đau tim, kiệt sức và đột quỵ.
Một nguồn tin cho hay, vào thời kỳ cao điểm của cơn cuồng khiêu vũ, mỗi ngày có 15 người bỏ mạng. Cuối cùng, có tới 100 người qua đời vì dịch bệnh kỳ lạ này. Nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về câu chuyện và đặt câu hỏi làm sao mọi người có thể nhảy múa không nghỉ trong nhiều tuần liền.
Người dân thời đó cho rằng có thể chữa được dịch bệnh nhảy múa này bằng cách "lấy độc trị độc". Vì vậy, họ dựng các sân khấu bằng gỗ và mời nhạc công đến để giúp các nạn nhân nhảy múa. Thế nhưng kết quả không những không dập tắt được, mà ngược lại còn khiến thêm hàng chục người khác tham gia nhảy múa không ngừng rồi ra đi vì nhồi máu cơ tim.
Hàng trăm năm qua các nhà khoa học đi tìm lời giải cho câu hỏi "tại sao đám đông nhảy múa đến ngừng thở?", tuy nhiên đây vẫn còn là điều bí ẩn.
Điều này nghe như câu chuyện cổ dân gian, nhưng thực tế "dịch bệnh nhảy múa cuồng loạn" năm 1518 được ghi chép rõ ràng trong các văn bản y học, dân sự và cả tôn giáo. Không chỉ thế, bệnh còn xuất hiện ở Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan.
Các nhà nghiên cứu đã đặt ra rất nhiều giả thuyết. Phần đông mọi người đều cho rằng rất có thể Troffea và các nạn nhân đều đã mắc một chứng bệnh thần kinh vì stress nặng. Thời kỳ đó, nạn đói và suy dinh dưỡng đang hoành hành ở Strasbourg. Trong bối cảnh căng thẳng dưới tác động của cộng đồng, nhiều người dân là nạn nhân của chứng rối loạn phân ly tập thể.
Một vài nhà nghiên cứu khác thiên về giả thuyết dịch bệnh này đến từ nông nghiệp. Dân làng đã ăn phải hạt lúa mạch bị nấm hay còn gọi là cựa lúa mạch, gây nên tình trạng động kinh.
Giả thuyết cuối cùng do giáo sư John Waller Đại học bang Michigan đưa ra. Ông cho rằng căn bệnh rối loạn tâm lý quần chúng này bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan. Nạn nhân phần lớn đều là những người đang sắp không trụ nổi vì đói, họ chẳng còn gì, không biết nương tựa vào đâu ngoài tín ngưỡng, sự sợ hãi tràn ngập trong tâm trí. Vì vậy, có thể họ đã nhảy múa với mong muốn được Đấng Tối cao giúp đỡ cho tới khi qua đời.
Đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp chính xác hoàn toàn cho dịch bệnh nhảy múa này. Trở lại với năm 1518, thấy những sân khấu gỗ không đem lại hiệu quả, nhà cầm quyền đã ra lệnh cấm nhiều tệ nạn bao gồm cờ bạc, mại dâm như một cách sám hối. Những người nhảy múa được đưa đến ngôi đền trên núi Vosges để cầu nguyện. Ở đó, họ đi xung quanh bàn thờ, chân mang giày đỏ. Vài tuần sau, dịch bệnh suy giảm. Hầu hết bệnh nhân, theo như ghi chép, đã lấy lại kiểm soát cơ thể và trở về trạng thái bình thường.
Quỳnh Alee bị chỉ trích vì lột khẩu trang quay clip nhảy múa tại sân Mỹ Đình, chính chủ nói gì? Duyên Trần21:17:25 18/11/2021Sau khi xuất hiện trên SVĐ Mỹ Đình trong trận đấu giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út, 2 hot TikToker Gấm Kami và Quỳnh Alee nhận được sự quan tâm cực lớn từ dân mạng. Có vẻ như dư âm trận bóng đá chưa hết, mới đây, Quỳnh Alee đã chia...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Báo cáo