9 ảnh 100 năm tuổi ở Tử Cấm Thành bị người Mỹ chụp lén khiến CĐM sốc nặng!
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Được biết đến là người giàu thứ 3 của mảnh đất Sài Gòn xưa, ít ai ngờ đại gia Lý Tường Quang lại phất lên từ công việc tưởng lạ nhưng quen mà không phải là kinh doanh vàng bạc, đá quý hay bất động sản.
Nhắc đến những đại gia giàu có, nức tiếng Sài Gòn xưa, chắc chắn không thể không kể đến ông Lý Tường Quang, người được xếp vào hàng " tứ đại phú hào" vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nói một cách rõ hơn là ông Lý Tường Quang xếp thứ 3 trong số những người giàu nhất Sài Gòn ngày trước, sau ông Huyện Sỹ và ông Đỗ Hữu Phương.
Được biết, ông Tường Quang sinh năm 1842 trong một gia đình người gốc Hoa nghèo khó. Từ nhỏ, mẹ của ông đã qua đời vì mắc bệnh nặng nhưng không có thuốc trị, khi tròn 13 tuổi thì cha ông cũng mất.
Nhờ đầu óc thông minh, khéo tay nên ông Tường Quang đã "học lỏm" được nghề nặn tò he. Ngày ngày ông đều ra góc đường nặn tò he, vì làm đẹp và có hồn nên thu hút nhiều người, kể cả lính Pháp đến xem rồi mua. Khi tiếp xúc với lính Pháp, ông bập bẹ học tiếng của họ và trở nên sành sỏi. Sau đó còn được mời làm thông dịch viên.
Sau khi tích lũy được một ít vốn liếng, Lý Tường Quang mở một tiệm buôn bán nhỏ. Với khả năng nói được tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hoa... ông còn được mời làm thông ngôn và giao cho chức Bang trưởng cai quản 7 bang người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm thông dịch viên.
Làm việc được một thời gian, ông quyết định xin nghỉ và rời quan trường để tiếp tục làm kinh doanh. Ban đầu, ông bán cá tươi ở lục tỉnh rồi Sài Gòn - Chợ Lớn, tiếp đó là những mặt hàng như: cá khô, mắm... thậm chí còn xuất khẩu sang Mỹ, Pháp.
Sau đó ông Tường Quang lập công ty tên Kim Bảo, mua thực phẩm ở miền Tây rồi đem lên bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông cũng mua nhu yếu phẩm ở Sài Gòn - Chợ Lớn rồi bán ngược xuống miền Tây. Nhờ sự nhanh nhạy trong kinh doanh mà dần dần mở rộng thị trường ra khắp nơi. Thời điểm đó, người ta kháo nhau gần như một nửa miền Tây mua đồ của ông.
Từ vốn liếng làm ăn, ông đầu tư vào mua đất, xây nhà cho thuê. Trong đó, ông thường tìm mua lại những khu đất gắn liền với tuổi thơ cơ cực của mình. Theo ước tính, ông Tường Quang có hơn 30.000 căn nhà khắp nơi, không kém cạnh gì các vị đại gia cùng thời.
Bên cạnh câu chuyện làm giàu từ nghèo khó, ông Lý Tường Quang còn để lại giai thoại về việc lấy 3 chị em ruột về làm vợ. Có lẽ cũng nhờ vậy mà 3 bà vợ đều sống rất êm ấm, hòa thuận, sinh cho vị đại gia nức tiếng tổng cộng 10 người con.
Các con của ông Tường Quang cũng kế thừa được sự khéo léo, thông minh và ham học hỏi từ cha của mình. Ông cho con học ở những ngôi trường danh giá, sau đều đỗ đạt thành tài, trở thành kỹ sư, công chức hoặc chọn con đường kinh doanh.
Đến hiện nay, cháu chắt nhiều đời của Lý Tường Quang vẫn còn sinh sống tại Sài Gòn, một số định cư ở nước ngoài. Ngoài ra, tại quận 5 còn dấu tích một thời giàu có tột đỉnh của gia đình ông với ngôi nhà cổ kiến trúc đẹp mắt, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Năm 1896, ông Tường Quang qua đời khi mới 54 tuổi. Tài sản được ông chia đều cho các con mỗi người một phần. Một điều đặc biệt nữa là dù đông con và giàu có, nhưng hiếm có câu chuyện về việc tranh giành tài sản trong gia đình vị đại gia được lưu truyền lại.
Tại quận Tân Phú, TP.HCM có ngôi mộ cổ bề thế của Lý Tường Quang và vợ cả là bà Nguyễn Thị Lâu được xây dựng kiên cố trên diện tích đất khoảng 200m2.
Hàng năm vào ngày 30/3 (Âm lịch), gia tộc họ Lý tập trung tổ chức đám giỗ tại nhà từ đường họ Lý số 292 đường Hải Thượng Lãn Ông và tổ chức viếng mộ, thắp hương tại 2 ngôi mộ trên. Đây là dịp các thế hệ con cháu gặp nhau và ôn lại gia thế của họ Lý, qua đó tình cảm, sự đoàn kết trong gia tộc tiếp tục được duy trì và gắn bó chặt chẽ.
Nói thêm về Nguyễn Thị Lâu (vợ ông Lý Tường Quang), bà sinh ngày 16/8/1847 tại thôn Nhơn Giang - Gia Định. Bà có cha làm tới chức Biện Lý, từ nhỏ bà chăm chỉ học hành giỏi nữ công. Năm 19 tuổi bà lấy chồng là ông Lý Tường Quang, vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc và có 5 người con, 4 trai, 1 gái.
Sự nghiệp của ông Lý rạng rỡ là có phần của bà vì bà lo quán xuyến gia đình, là người có học hành và hiểu biết rộng lại hay giúp đỡ mọi người. Bà mất năm 1917 ở tuổi 70, mộ được an táng cạnh mộ người chồng tại làng Phú Thọ, tổng Dương Hòa Thượng, nay là phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.
Phần đất hiện có 02 ngôi mộ là mộ ông Lý tường Quang và bà Nguyễn Thị Lâu được tờ tương phân do Lý Thanh Huy - người con thứ lập năm 1913 ghi rõ: "Một miếng đất thổ cư và ruộng tại ấp Lộc Hòa, làng Phú Thọ, tổng Dương Hòa Thượng, hạt Gia Định, cứ theo bộ làng là số 28 và 45, phía Đông giáp đất Lê Văn Ngân và Bà Nguyễn Thị Nhờ, phía Tây giáp đất Mai Văn Qui, phía Nam giáp đất Mai Văn Vang, phía Bắc giáp đường lộ, chu vi cộng là 2 mẫu 30, cao 84 thước. Trên mặt đất có một cái nhà thờ và thổ mộ phía bên nội, nguyên mua giữa làng ngày 26 Janvier 1897".
Ông Huyện Sỹ - Giai thoại về cậu bé lái đò trở thành phú hào bậc nhất Sài Gòn Hoàng Anh09:17:48 10/08/2022Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định , đây chính là bốn phú hào lừng lẫy Sài Gòn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Họ không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo