Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Làm thái tử 26 năm đầy sự bền bỉ và thách thức, tuy nhiên thời gian 8 tháng trị vì ngôi Hoàng đế của nhân vật này mới thật sự đáng nói. Đó là Đường Thuận Tông Lý Tụng, nhân vật ghi dấu ấn lịch sử Trung hoa.
Đường Thuận Tông Lý Tụng (8/1/761 - 806) là con trưởng của vua Đường Đức Tông Lý Thích. Trước khi chính thức được sắc phong Thái tử vào năm 779, ông từng được phong là Tuyên vương. Sau hơn 20 năm chờ đợi, vào năm 805, Thái tử Lý Tụng kế vị vua cha, đổi miếu hiệu là Thuận Tông.
Nhiều năm bị kìm kẹp trong cuộc sống với đầy đủ các nghi lễ, phép tắc trong cung đình, trong lòng Lý Tụng sớm đã này sinh nhiều u uất cực đoan. Thêm vào đó, tháng 9/804, ông đột ngột bị trúng gió. Sau tai nạn này, Lý Tụng vĩnh viễn trở thành người câm, mất hẳn khả năng ngôn ngữ và bị liệt nửa người.
Vào thời điểm này, vua Đường Đức Tông cũng đã ở tuổi gần đất xa trời, nên càng thêm lo lắng về sức khỏe của con trai. Không chỉ thường xuyên ghé qua thăm con, ông còn lệnh cho quan quân tìm kiếm danh y khắp thiên hạ vào cung chữa bệnh cho Thái tử. Tuy nhiên, kết quả không thực sự lý tưởng.
Lý Tụng là đích trưởng (con trai cả) của Đường Đức Tông Lý Quát. Vào năm cha lên ngôi, ông được phong làm thái tử khi mới 19 tuổi. Nhờ vậy, thứ chờ ông phía trước hẳn là một tương lai tươi sáng nhưng con đường này không hề bằng phẳng. Với tư cách là thái tử, ông không chỉ phải gánh trên vai trách nhiệm kế thừa ngai vàng nặng nề mà còn phải ổn định vị trí của mình trong triều đình hung hiểm.
Trung Quốc thời phong kiến đã sinh ra rất nhiều vị Hoàng đế, mỗi lần thay đổi ngai vàng đều đẫm máu và phong ba bão táp, đằng sau mỗi cuộc tranh giành quyền lực chính là sự ác độc và âm mưu. Điều này cũng đúng với con đường lên ngôi của Lý Tụng, vị Hoàng đế thứ 13 của nhà Đường.
Lý Tụng là người hiền lành, khiêm tốn, được cả trong và ngoài triều đình vô cùng kính trọng. Song dù vậy, ông cũng không thể tránh khỏi cơn bão số phận. Trong 26 năm làm thái tử, nhà Đường đã trải qua nhiều biến động, trong đó nghiêm trọng nhất là "Sự biến Phụng Thiên".
Khi lên ngôi, Đường Đức Tông có tham vọng khôi phục lại vinh quang trước đây của nhà Đường. Ông bắt đầu diệt các chư hầu từ nhiều nơi khác nhau để củng cố và tập trung quyền lực đến một mức độ chưa từng có. Ban đầu, cuộc chiến thanh trừng này diễn ra khá suôn sẻ, nhiều chư hầu đã đầu hàng.
Tuy nhiên, sự háo hức muốn thành công nhanh chóng của Đường Đức Tông dần bộc lộ nhiều vấn đề. Nước đi táo bạo này đã làm dấy lên cuộc nổi dậy của các chư hầu vốn trung thành với ông, khiến nhà Đường bị cô lập. Khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát, Đường Đức Tông phải chạy trốn đến Phụng Thiên.
Vào thời điểm quan trọng của sự tồn vong của đất nước, Lý Tụng đã dũng cảm chiến đấu ở tiền tuyến trong gần 40 ngày, trận chiến này đã mang lại cho nhà Đường một cơ hội quý giá và cũng đảm bảo sự an toàn cho Đường Đức Tông. Sự việc này khiến Đường Đức Tông có thêm niềm tin vào đích trưởng Lý Tụng và càng củng cố địa vị thái tử.
Sau khi trải qua "Sự biến Phụng Thiên", Lý Tụng đã hiểu sâu hơn về việc cai trị đất nước. Tuy chưa từng trực tiếp trải qua cuộc tranh giành ngai vàng nhưng ông hiểu sâu sắc sự tàn khốc và hậu quả của việc tranh giành quyền lực. Vì vậy, ông ra sức kiểm soát dã tâm và thể hiện đức tính hiền lành, khiêm tốn và tiết kiệm.
Tuy nhiên, cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình chưa bao giờ dừng lại. Mẹ vợ của Lý Tụng có đời sống riêng tư không mấy sạch sẽ, thậm chí còn bị nghi ngờ làm những chuyện liên quan đến tà pháp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và địa vị của Lý Tụng. Hoàng đế Lý Quát vô cùng nghi ngờ điều này. Lý Tụng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, không chỉ đe dọa đến địa vị thái tử mà thậm chí còn khiến ông bị giam cầm một thời gian.
Lý Tụng đã làm thái tử được 26 năm, sau khi Đức Tông già đi, đáng lẽ ông phải giúp cha mình quản lý quốc sự. Không ngờ bi kịch bất ngờ ập đến, mùa đông năm 804, Lý Tụng bị đột quỵ, liệt nửa người và không thể nói.
Ngày 25/2/805, Đức Tông băng hà. Các đại thần Trịnh Nhân và Vệ Thứ Công được triệu vào cung thảo di chiếu. Ban đầu, các thái giám cho rằng thái tử có bệnh không thể nối ngôi, nhưng Vệ Thứ Công bảo thái tử tuy có bệnh nhưng là đích trưởng, vả lại cũng không đến nỗi hoàn toàn bất lực. Nếu lập người khác e sẽ sinh loạn. Do đó Lý Tụng - đang bị liệt nửa người và không thể nói - được đưa lên ngôi. Ngày 28 tháng 2, Lý Tụng tức vị ở điện Thái Cực, tức là Đường Thuận Tông.
Sau khi Lý Tụng lên ngôi, nhiệm vụ đầu tiên của ông là chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn của các thái giám trong triều chính. Tuy nhiên, quyền lực của thái giám đã ăn sâu và nỗ lực của ông đều đã thất bại. Ngược lại, các thái giám dùng quyền lực để gây áp lực lên ông, cuối cùng buộc ông phải thoái vị, chỉ 8 tháng sau, ông truyền ngôi cho con trai là thái tử Lý Thuần. Điều đáng buồn hơn nữa là chỉ 1 năm sau, vị Hoàng đế bất hạnh Lý Tụng "qua đời" vì bạo bệnh.
26 năm làm thái tử của Lý Tụng đầy sự bền bỉ và thử thách, nhưng sự nghiệp Hoàng đế của ông chỉ kéo dài 8 tháng, mọi nỗ lực cùng tham vọng suốt đời của ông đều vô ích.
Trong thời gian trị vì ngắn ngủi này, Lý Tụng đã thể hiện sự khôn ngoan và khoan dung nhưng cũng bộc lộ những khuyết điểm của mình trong cuộc tranh giành quyền lực. Câu chuyện của Lý Tụng cho hậu thế thấy một thái tử tài năng, đạo đức nhưng xấu số, cuộc đời đầy bi kịch.
Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? Hoàng Phúc16:27:38 08/09/2024Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại lôi tới Tông Nhân Phủ .
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo