Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
"Rửa lỗ rồng" cho Hoàng đế được biết đến là nghi lễ quan trọng trong cung đình xưa. Nhiều cung nữ đã phải tranh giành, thậm chí dùng nhiều thủ đoạn để được thực hiện nghi lễ này. Vì sao?
Trong những hoạt động thường ngày của hoàng đế, ngoài ăn uống, nghỉ ngơi, thay quần áo, tắm rửa thì "rửa lỗ rồng" là một việc không thể bỏ qua. Theo Sử ký ghi chép, đây là việc mà các hoàng đế cần phải làm đầu tiên sau khi thức dậy.
"Lỗ rồng" là bộ phận nào?
Người Trung Quốc phong kiến luôn quan niệm, Hoàng đế là con của trời (thiên tử). Vì vậy, những bộ phận trên cơ thể của Hoàng đế đều cao quý và được ví như các bộ phận của loài Rồng trong truyền thuyết. Từ đó, có thể hiểu có thể hiểu rằng "lỗ rồng" ý chỉ miệng của hoàng đế. Còn "rửa lỗ rồng" chính là khi hoàng đế súc miệng sau khi thức giấc.
"Rửa lỗ rồng" thời xưa ra sao?
Thời xưa, con người sẽ dùng nước để làm sạch sẽ khoang miệng của mình sau khi thức dậy chứ không như bây giờ dùng các loại kem đán.h răng hay nước súc miệng vì những thứ này chưa ra đời. Nếu như người thường dùng nước sạch hoặc nước muối, thì Hoàng đế dùng các loại trà hảo hạng.
Sáng sớm, các thái giám hoặc cung nữ phải dậy sớm và đi lấy nước suối. Sau đó là đun sôi nước suối, rửa sạch các dụng cụ dùng để "rửa lỗ rồng" và bắt đầu pha trà. Khi Hoàng đế thức giấc, cung nữ đảm nhận nhiệm vụ "rửa lỗ rồng" sẽ mang trà vào phòng. Họ cần phải dâng cốc đựng trà để hoàng đế nhấp từng ngụm và súc miệng.
Lý do cung nữ tranh nhau "rửa lỗ rồng"
Lý do thứ nhất, các cung nữ muốn kiếm chút lợi lộc từ việc này bởi loại trà mà Hoàng đế dùng để súc miệng đều là hảo hạng. Lá trà cho dù đã ngâm qua 2 lần nước cũng không bị nhạt. Sau khi vua súc miệng xong, cung nữ sẽ đem lá trà đã ngâm mang đi phơi khô, rồi bán lại và có thể kiếm được 1 khoản tiề.n dắt túi.
Lý do thứ hai, cung nữ mong muốn được đổi đời. Họ tranh giành công việc "rửa lỗ rồng" vì còn muốn nhân cơ hội được Hoàng đế để mắt tới. Bởi công việc này cần phải tiếp xúc gần với vua. Nếu cung nữ có vẻ ngoài xinh đẹp thì đương nhiên cơ hội được sủng ái là rất lớn. Họ có thể tận dụng cơ hội này để "một bước lên tiên".
Những cung nữ này không chỉ có thể trở thành phi tần, có kẻ hầu người hạ mà người trong gia tộc họ cũng dễ dàng được hưởng vinh hoa phú quý. Tuy xác suất được hoàng đế sủng ái không cao, nhưng nhiều cung nữ vẫn tìm đủ mọi cách để bản thân được vào "rửa lỗ rồng" cho ngài.
Nói đến việc cung nữ được Hoàng đế sủng ái thì có một người nhờ hành động lạ mà được phong làm phi tử, dù không có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Cung nữ cả gan cười thành tiếng vì vua ngủ gật
Minh Thế Tông là vị hoàng đế nổi tiếng khó tính nhất nhì trong vương triều nhà Minh, Trung Quốc. Đại thần nói lời khiến ông không hài lòng có thể bị xử tội. Phi tần cũng có thể bị đưa vào lãnh cung chỉ vì những lý do vụn vặt. Vì thói ngược đãi, hàn.h h.ạ cung nữ của mình, có lần ông suýt chút nữa bị một nhóm cung nữ bó.p c.ổ đến chế.t.
Vì nghe nhiều người truyền tai nhau tu đạo có thể thành tiên, Minh Thế Tông bắt đầu si mê tiên đạo. Mỗi ngày ông đều ngồi thiền, tụng kinh, và lệnh cho những cung nữ đi thu thập sương sớm để uống. Một lần, khi đang cầm sách tụng kinh như thường lệ thì Minh Thế Tông đột nhiên ngủ gật.
Các cung nữ hầu cận chứng kiến cảnh này không ai dám lên tiếng, càng không có ai dám đến bên nhắc nhở ông. Tuy nhiên, một trong số những cung nữ đứng hầu bỗng nhiên phát ra tiếng cười giòn giã, phá tan bầu không khí im ắng khi đó.
Có lẽ vì bộ dạng khi ngủ gật của Minh Thế Tông tức cười tới nỗi cung nữ này không nhịn nổi mà phát thành tiếng. Đáng chú ý, tiếng cười đã đán.h thức Minh Thế Tông còn các cung nữ khác thì vô cùng sợ hãi, lo lắng nàng sẽ bị vua xử tội.
"Hình phạt" không ai ngờ của Minh Thế Tông
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Minh Thế Tông sau khi bị đán.h thức thì đưa mắt nhìn về phía phát ra tiếng cười. Cung nữ đó mới chỉ 13-14 tuổ.i. Sau đó, hoàng đế chẳng những không xử phạt mà còn sủng hạnh nàng và đưa vào hậu cung, phong làm mỹ nhân.
Điều đáng nói, cung nữ này không hề có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Ngược lại, phi tử Thượng Thị lại là một người có nước da đen nhẻm chứ cũng chẳng trắng ngần tựa mỹ nhân như nhiều người tưởng tượng.
Nhiều người đồn đoán, cung nữ Thượng Thị khiến Minh Thế Tông động lòng là bởi cách bộc lộ cảm xúc hết sức hồn nhiên của một cô gái 13, 14 tuổ.i. Điều này khiến ông có cảm giác như được trở về thời niên thiếu.
Một lần khi đang chơi đùa trong cung thì Thượng Thị đòi Minh Thế Tông cho chơi bắ.n pháo hoa. Để chiều lòng ái phi, Hoàng đế cũng không ngần ngại đáp ứng. Khi chơi trò này, Thượng Thị đã vô tình làm cháy 1 tấm màn bên trong cung điện.
Ngọn lửa nhanh chóng lan ra xung quanh và thiêu rụi mọi thứ. Mặc dù gây ra tội tưởng chừng như bị phạt nặng, nhưng Thượng Thị vẫn được Minh Thế Tông ân xá. Sau sự việc này không lâu thì Minh Thế Tông qua đời. Thượng Thị tiếp tục cuộc sống trong cung và kết thúc cuộc đời ở tuổ.i 62.
Cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn đồ thừa của vua, vì sao lại thế? Như Ý15:02:14 17/02/2022Đồ ăn thừa của vua được xử lý ra sao? Trong triều đại cổ đại của Trung Quốc, Hoàng đế là người ngồi ở vị trí cao nhất, không chỉ được thần dân tôn sùng mà còn được coi là con của Thượng đế, nhất mực lời nói của Vua đều là mệnh...
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo