Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Đồ ăn thừa của vua được xử lý ra sao?
Trong triều đại cổ đại của Trung Quốc, Hoàng đế là người ngồi ở vị trí cao nhất, không chỉ được thần dân tôn sùng mà còn được coi là con của Thượng đế, nhất mực lời nói của Vua đều là mệnh lệnh, nếu không tuân theo sẽ bị trừng phạt vô cùng nghiêm khắc. Với vị trí quan trọng như thế, những món ăn mà Hoàng đế ăn hàng ngày cũng trở nên vô cùng đặc biệt.
Theo trang Qulishi, mỗi bữa ăn chính của Hoàng đế nhà Thanh trong Tử Cấm Thành đều lên đến gần trăm món sơn hào hải vị, cả một bàn tiệc thịnh soạn. Điều này là để thể hiện vị thế và quyền lực của nhà vua, thể diện của hoàng gia. Tuy nhiên trong đó, không phải món ăn nào cũng là món yêu thích của nhà vua. Cả bàn ăn nhưng có những món Hoàng đế không hề đụng đũa đến.
Theo ghi chép của vị Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng là Phổ Nghi, ông không bao giờ gắp quá 3 miếng một món vì sợ bị đầu độc. Điều đó có nghĩa là sau mỗi bữa ăn của Hoàng đế, sẽ có rất nhiều đồ ăn thừa. Tuy nhiên, những món ăn này không bao giờ được đổ bỏ đi bởi hầu hết các vị Hoàng đế đều rất tiết kiệm, làm gương cho thần dân. Chính vì vậy, việc xử lý đồ ăn thừa sẽ chia ra 2 cách.
Đầu tiên là ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên. Trong những triều đại trước, Hoàng đế thường ban thưởng chức vị hay vàng bạc châu báu cho mỹ nữ hậu cung, quan viên của mình. Nhưng trên thực tế, những món đồ giá trị này thậm chí còn không đáng giá bằng những món ăn Vua ban.
Đó là bởi vì đối với người Trung Hoa cổ xưa, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Do đó, việc Hoàng đế ban món ăn của mình cho quần thần dưới trướng là một ân huệ vô cùng lớn, không phải ai cũng có được, thường phải là người có chức vị quan trọng, được Vua tin tưởng hoặc lập được công lớn. Xét trên một góc độ khác, đây cũng là vinh dự cho những người được ban thưởng vì được ăn chung món với Hoàng đế.
Thế nhưng không phải lúc nào những món ăn của Hoàng đế cũng được ban thưởng cho các phi tần hậu cung và quan viên. Do đó, nó sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám. Thực tế, các cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn các món ăn thừa của Hoàng đế vì sẽ phạm vào tội khi quân. Họ tranh giành những món ăn này với mục đích kiếm lợi chứ không phải để ăn.
Những cung nữ và thái giám sẽ lén lút đem bán món ăn của Hoàng đế ra ngoài cung, cho các tửu điếm lớn. Do đó là món ăn trong cung, phục vụ những người quyền cao chức trọng, lại qua tay của Thương thiện trong cung nên mùi vị chắc chắn "không thể đùa được" và giá cả cũng rất cao. Nhờ đó, những cung nữ và thái giám sẽ có được một nguồn thu không nhỏ, giúp họ sống sót trong cung hoặc gửi tiền về cho gia đình.
Đặc biệt là vào thời nhà Minh và nhà Thanh, có một chuỗi kỹ nghệ chuyên bán lại đồ ăn thừa của Hoàng đế trong hoàng cung, lợi nhuận thu được rất cao. Theo một ghi chép không chính thức, thời đó ở Bắc Kinh có tới gần 10.000 người tham gia vào đường dây buôn bán này, chứng tỏ lợi nhuận khổng lồ.
Nhiều món ăn mà Hoàng đế không hề đụng đũa hoặc chỉ gắp qua loa cũng có thể được các quán rượu đem về chế biến lại, "gắn mác" món ăn của hoàng gia và được bán cho những người nhà giàu với giá cao. Chỉ cần có liên quan tới nhà vua và hoàng cung, rất nhiều người sẽ cảm thấy tò mò và không tiếc bỏ ra số tiền lớn để được một lần nhìn thấy và nếm thử.
Một số món ăn khác thậm chí còn được bán với giá rẻ cho vài người bán hàng rong. Họ sẽ nấu thành cháo rồi đem bán khắp các con đường, ngõ hẻm, phục vụ người dân nghèo, ai cũng có thể ăn. Điều này cũng tránh được sự lãng phí của những món ăn xa hoa. Ăn uống là một việc rất quan trọng đối với người Trung Quốc, nó mang ý nghĩa lễ nghi và rất nhiều phép tắc. Do đó, cách xử lý đồ ăn thừa của Hoàng đế cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm đến tận ngày nay.
Vì sao Tử Cấm Thành không có nổi 1 bóng cây
Nguyên nhân đầu tiên chính là cây xanh khiến Hoàng đến mất đi vẻ uy nghiêm. Vào triều đại nhà Minh cho tới nhà Thanh, các Hoàng đế tự coi mình là "Thiên Tử" (con trời). Tất cả mọi cảnh vật không được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh. Khi bước chân qua cánh cổng từ Thiên An Môn đi vào, không gian Tử Cấm Thành không một bóng cây càng tạo không khí trang nghiêm. Quân thần đi qua con đường dẫn vào điện Thái Hòa sẽ thấy sợ hãi, chỉ còn một lòng tôn thờ Hoàng đế. Ngoài ra, cây xanh còn thu hút chim chóc sẽ mất đi vẻ tôn nghiêm, thiếu sự tôn trọng với Hoàng đế.
Nguyên nhân thứ hai chính là để đề phòng hỏa hoạn. Thời xưa, hỏa hoạn là vấn đề rất nghiêm trọng vì không có các phương tiện chữa cháy hiện đại. Tử Cấm Thành rộng lớn, nếu chỉ dùng những xô nước nhỏ để cứu hỏa thì rất khó. Cũng bởi lý do này, ở 3 sảnh điện chính được thiết kế rất nhiều bể chứa nước để dập lửa.
Nguyên nhân thứ ba là vì phong thủy. Trong Ngũ Hành, vị trí của Tử Cấm Thành thuộc thổ, cây xanh thuộc mệnh mộc. Thổ và mộc vốn tương khắc có thể mang lại vận xấu, nên 3 sảnh chính Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa không được phép có cây xanh.
Lý do cuối cùng chính là để đề phòng thích khách. Không trồng cây xanh ở Tam Điện cũng là cách để triệt tiêu hoàn toàn chỗ ẩn nấp của thích khách. Thân thể của các vị Đế vương rất quan trọng. Nhằm loại trừ mọi mối nguy hiểm, người xưa vốn đã lường trước những nguy cơ ẩn giấu nhằm bảo vệ Hoàng đế một cách tuyệt đối.
Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? Như Ý16:31:21 14/02/2022Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Trung Quốc là một trong những cung điện quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại hiện nay. Diện tích tổng thể của Tử Cấm Thành là 720.000 m2 và tương truyền có 9.999 căn phòng. Vào năm 1407, vị vua thứ ba nhà Minh...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo