Cứu nạn động đất ở Myanmar: 2 cảnh khuyển 5 năm tại ngũ lập công lớn

2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Những ngày gần đây sự quay trở lại của virus Covid 19 từng khiến Việt Nam lao đao khiến MXH xôn xao. Chưa dừng lại ở việc số ca nhiễm trở lại tăng nhanh, thông tin về biến chủng mới vừa hình thành tại Thái Lan có nguy cơ lây nhiễm mạnh mẽ hơn.
Theo Trung tâm Thông tin Covid-19 của chính phủ Thái Lan, số ca mắc của nước này có xu hướng tăng rõ rệt những tuần gần đây. Quốc gia ghi nhận tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca qua đời từ ngày 1/1 đến 14/5. Trong đó, hai ổ dịch lớn đã được xác định sau kỳ nghỉ lễ Songkran. Các chuyên gia nhận định biến chủng Omicron XEC là nguyên nhân chính thúc đẩy làn sóng lây nhiễm mới.
XEC là chủng tái tổ hợp mới thuộc dòng Omicron, được phát hiện lần đầu tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là kết quả lai tạo giữa hai biến thể phụ KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE), mang theo nhiều đột biến giúp virus lây lan nhanh hơn.
Dữ liệu từ Bộ Y tế cho thấy tần suất xuất hiện của XEC tại Thái Lan tăng cao trong tháng 1 và 2. Trước diễn biến này, giới chức y tế kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, chủ động theo dõi triệu chứng, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở nơi đông người.
Đến nay, hơn 550 trình tự gen XEC từ 27 quốc gia đã được ghi nhận. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC có tốc độ lây lan cao hơn 84-110% so với các biến chủng Omicron trước đó, chiếm từ 10 đến 20% tổng số ca mắc mới tại một số khu vực.
Tính đến tháng 12/2024, XEC chiếm khoảng 36,8% trong số các trình tự gen virus được báo cáo trên toàn thế giới, với sự gia tăng đáng kể tại các khu vực như châu Âu, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy XEC có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn so với một số chủng Omicron trước đó, do có các đột biến đặc biệt trong protein gai của virus. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, các loại vaccine Covid-19 hiện tại vẫn có hiệu quả trong hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng và giảm nguy cơ ca nhiễm qua đời.
Các triệu chứng phổ biến khi nhiễm XEC bao gồm: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác hoặc khứu giác, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa.
Để phòng ngừa lây nhiễm, giới chức y tế khuyến cáo người dân nên tiêm đủ vacxin và mũi tăng cường, đeo khẩu trang tại nơi đông người, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách và tự cách ly khi có triệu chứng đáng nghi.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam ghi nhận số ca Covid-19 tăng trong tuần qua, song chưa phát hiện các ổ dịch lớn, ngành y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Hôm 19/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết thủ đô ghi nhận 23 trường hợp trong tuần qua, cao gấp rưỡi so với số ca tính từ đầu năm tới nay. Cộng dồn từ đầu năm 2025, thành phố phát hiện 37 ca, giảm so với cùng kỳ năm 2024 (637). Dù số người nhiễm bệnh tăng, ngành y tế chưa ghi nhận các ổ dịch, chưa có khuyến cáo về tình trạng này.
4 ngày trước, đại diện Sở Y tế TP HCM cũng cho biết tích lũy từ đầu năm đến nay, nơi này ghi nhận 51 người bệnh. Riêng tuần qua, TP HCM phát hiện 6 ca, tăng 10 ca so với trung bình 4 tuần trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng số nhiễm năm nay giảm 83% và không có ca bệnh cần hỗ trợ hô hấp.
Trên toàn quốc, Bộ Y tế nói số ca Covid-19 tại Việt Nam tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, với trung bình khoảng 20 trường hợp mỗi tuần, không có ca nặng.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc rải rác tại 27 tỉnh thành, không có trường hợp t.ử von.g. Số địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh gồm TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bình Dương...
Không chỉ Việt Nam, trong tháng 5, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng đáng kể. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân số ca Covid-19 tăng mạnh trở lại ở nhiều nước châu Á là miễn dịch cộng đồng suy giảm, tiếp xúc đông người dịp lễ và sự xuất hiện của các biến chủng phụ dễ lây lan.
COVID-19 tái bùng phát: VN có 20 ca mỗi tuần, Thái trong nửa tháng 50 ngàn ca Bảo Yến07:21:04 15/05/2025Bộ Y tế thông tin về tình hình dịch Covid-19 sau khi nhiều nước châu Á ghi nhận nCoV trở lại. Dù chưa xuất hiện ổ dịch tập trung, Bộ cảnh báo số ca nhiễm có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do việc giao lưu, đi lại đông dịp nghỉ...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo