Hàng xóm của Tịnh thất Bồng Lai tiết lộ: "Từ ngày ông Vân về đây tùm lum chuyện, đóng cửa kín mít không giao du với ai"
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhị Nguyên - đồ đệ thân cận của Lê Tùng Vân từng chia sẻ bí mật đằng sau hồ cá trê tại cơ sở Tịnh Thất Bồng Lai.
Trước khi bị khởi tố về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân... và tội loạn luân. Trụ trì cơ sở Tịnh Thất Bồng Lai - ông Lê Tùng Vân từng thành lập Trại dưỡng lão cô nhi Thánh Đức vào năm 1990. Theo giới thiệu, đây là nơi nuôi dưỡng trẻ em, người lớn tuổi không nơi nương tựa trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Có sử dụng nguồn quyên góp, thu hút được đóng góp của nhiều nhà hảo tâm.
Chia sẻ với phóng viên báo CA Nhân Dân, khi đảm nhận vai trò Giám đốc trại dưỡng lão cô nhi Thánh Đức. Ông Lê Tùng Vân chia những đứa trẻ thành nhóm học tập và nhóm làm việc. Thế nhưng, thực tế lại khác xa hoàn toàn, thầy cô không có, cơ sở vật chất tồi tàn nên các em cũng học không đến nơi đến chốn. Riêng nhóm làm việc phải đi chợ, thu nhặt đầu cá đem về xay nhỏ để nuôi cá trê trong những ao ở "trại", còn người già không làm việc nặng được thì nấu ăn, giặt giũ. Đáng chú ý, ở đây còn có hiện tượng đánh đập, xích chân trẻ em những khi vi phạm kỷ luật. Thậm chí có em bị ông Vân trói, treo lên trần nhà, rồi cho một số người trong trại, mỗi người đánh vài roi.
Đến năm 2007, UBND huyện Bình Chánh có quyết định chấm dứt hoạt động đối với cơ sở Thánh Đức vì phát hiện nhiều sai phạm như: Không đăng ký tạm trú cho những người lưu trú, không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật và có dấu hiệu trục lợi.
Trước những hành vi gian dối của ông Lê Tùng Vân. Mới đây, MXH bất ngờ dậy sóng trước câu chuyện rùng rợn xoay quanh hồ cá trê - nơi những trẻ em mồ côi từng làm việc. Cụ thể, trong video chia sẻ Tịnh Thất Bồng Lai, Facebooker Nguyễn Sin kể: "Những đứa trẻ không thuộc dòng dõi của ổng (Lê Tùng Vân) phải dậy từ 3-4 giờ sáng để đi ra chợ để xin đầu, thức ăn thừa về xay ra nuôi cá. Tôi đến nơi đó, đứng ngay ao cá, giống như tôi đặt mình vào thời điểm năm 1990 nhìn sao người tôi cứ lành lạnh, liên quan đến mạng người chứ không độc ác nữa. Những đứa trẻ mồ côi từng sống với ông Lê Tùng Vân giờ mất tích, không biết ở nơi nào luôn, sống chết ra sao"
Sau đoạn clip của Nguyễn Sin, Netizen không khỏi hoang mang vì đến thời điểm hiện tại, tung tích của nữ sinh tên Diễm My từng vào đây tu hành cũng "bốc hơi" một cách lạ kì, liệu có được an toàn hay không.
Lục lại phát ngôn của Nhị Nguyên - một trong những đồ đệ thân cận của "thầy ông nội" vào ngày 19/11. Thanh niên sinh năm 1998 này ca ngợi công đức vô lượng mà Lê Tùng Vân đã cứu giúp cho đời. Theo đó, để duy trì cuộc sống của hơn 80 người tại trại Thánh Đức, ông Lê Tùng Vân phải làm nhiều nghề khác nhau như, trong đó có nghề làm nhang và nuôi ao cá trê. Nhị Nguyên khẳng định chắc nịch rằng sư phụ mình chưa bao giờ trông cậy hay xin trợ giúp từ bất kì nhân vật khác nào. Trước ý kiến cho rằng đi tu nhưng sát sinh, trái ngược lại với giáo lý nhà Phật. Môn đồ Tịnh Thất Bồng Lai đáp trả:
"Có người hỏi Sư Phụ rằng "thầy tu mà thầy nuôi cá như vậy là thầy sát sanh rồi, như vậy thầy gây quả nghiệp thì sao". Sư Phụ mới trả lời rằng "trên đời này có những chuyện cần phải hy sinh, những con cá mà thầy nuôi cần phải hy sinh cho gần 80 người được sinh sống, đó là bắt buộc " Sư Phụ còn nói giỡn nữa "thầy giết những con cá này thì thầy mang tội nhưng tội nhỏ xíu à, mà bù lại gần 80 mạng người được thầy cứu sống thì cái phước lớn cỡ nào, như vậy là thầy cũng có lời rồi con yên tâm. Cuộc đời Sư Phụ từ xưa đến giờ đã nuôi trên 200 đứa trẻ mồ côi, tất cả là một tay Sư Phụ cực khổ tạo dựng nên, tự Sư Phụ làm, tự Sư Phụ nuôi chứ không hề xin ai hay chờ đợi ai giúp."
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định tại điều 51, Bộ Luật hình sự năm 2015, trong quá trình điều tra, nếu ông Lê Tùng Vân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, thuộc trường hợp là "Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên" sẽ được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi mạo danh cơ sở tôn giáo tín ngưỡng để đưa ra thông tin gian dối, chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên thì đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 174 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức chế tài cao nhất của tội danh này có thể đợi 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Luật sư Cường cho rằng, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ những thông tin gian dối trong việc giả mạo cơ sở tôn giáo của nhóm người này được thực hiện như thế nào và số tiền đã nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân là bao nhiêu tiền để làm cơ sở xác định tội danh và mức hình phạt. Trường hợp có căn cứ cho thấy những người này đã đưa ra thông tin gian dối, mạo danh cơ sở tôn giáo để nhận tiền từ thiện rồi chiếm đoạt mà số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên, người vi phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Tịnh thất Bồng Lai đón năm mới trong nước mắt, ông Lê Tùng Vân nhắn nhủ 3 "đồ đệ" bị bắt gắng vượt qua đại nạn trên con đường tu học Rosé12:32:37 03/02/2022Phát ngôn của những người sống tại Thiền am khiến cư dân mạng bức xúc
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo