Gà luộc tại sao là món không được phép thiếu trong mâm cỗ Việt?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Không chỉ riêng tại Việt Nam của chúng ta, có rất nhiều quốc gia khác trên thế giới (đặc biệt là ở Châu Á) cũng coi Tết là một trong những ngày lễ mang ý nghĩa đặc biệt và quan trọng nhất trong năm.
Ước tính trên toàn cầu hiện nay, có khoảng 1,5 tỷ người đang đón Tết hàng năm. Ở mỗi một đất nước, Tết đều có một tên gọi riêng biệt thú vị. Những khung cảnh náo nhiệt, hay bầu không khí rộn ràng ngày đầu xuân năm mới cũng có thể được coi là sự tổng hòa được đúc kết lại của những bản sắc đặc trưng, những phong tục, tập quán truyền thống đến từ những nền văn hóa khác nhau.
Nhật Bản từ bỏ Tết nguyên đán
Năm 1873, bởi những ảnh hưởng của chính sách Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản bất ngờ xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn Tết Nguyên Đán, vốn đã tồn tại trước đó rất lâu. Từ đó đến nay, họ chỉ giữ lại dịp Tết Dương lịch vào ngày 1/1 hàng năm làm dấu mốc đón chào năm mới đến. Tuy nhiên, các lễ hội, phong tục truyền thống như trở về quê hương hay trang trí nhà cửa... vẫn còn được người Nhật bảo tồn rất tốt.
Lý do cho sự từ bỏ ấy là vào thời điểm đó, tầng lớp lãnh đạo của đất nước này cho rằng những tập quán, phong tục truyền thống của Châu Á đang thua kém phần nhiều so với phương Tây, cũng như kìm hãm sự phát triển kinh tế - văn hóa của Nhật Bản. Khi đó, việc không tiếp tục đón Tết Nguyên Đán được cho rằng sẽ giúp giảm bớt số ngày nghỉ, người dân cũng tập trung làm việc hơn, qua đó giúp nền kinh tế của đất nước đi lên sau giai đoạn khó khăn và khủng hoảng trước đó.
Singapore và ý nghĩa sung túc của những trái quýt ngày Tết
Ở "Đảo quốc sư tử", bầu không khí rộn ràng ngày Tết luôn luôn được gắn liền với hình tượng của một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc - quýt. Vẻ ngoài của trái quýt có màu vàng cam rực rỡ, góp phần quan trọng tô điểm thêm sắc xuân ngọt ngào, ấm áp tại đất nước xinh đẹp này. Đồng thời, tên gọi của loại quả này trong tiếng Quảng Đông cũng có nghĩa là vàng, thứ kim loại quý hiếm, sang trọng, tượng trưng cho lời chúc với ý nghĩa đủ đầy no ấm, phát tài thịnh vượng suốt năm mới.
Qua từng năm, Người Singapore cũng không chọn những cành đào hay mai vàng để trở thành nét trang trí nổi bật xuyên suốt Tết Nguyên Đán, mà chính những cây quýt mang theo tài lộc mới được coi là hình ảnh không thể thiếu khi nhìn vào mặt tiề.n của những ngôi nhà hay nơi làm việc trên đất nước này. Người ta cũng ưa chuộng trao tặng nhau món quà là những giỏ quýt đầy đặn được bày biện, trang trí công phu, bắt mắt với mong muốn mang đến thật nhiều niềm vui và sự hạnh phúc cho người được nhận.
Tết của người Anh
Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne. Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cữa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo.
Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8h tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau mới kết thúc. Nữa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.
Người Pháp với đêm giao thừa
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.
Đêm giao thừa tại đất nước Brazil
Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiề.n bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.
Tết tại Thuỵ Sĩ
Vào ngày cuối cùng của tháng 12, tất cả mọi người đều rất bận rộn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn và rượu đều chật cứng. Dường như tất cả đều không thân thiện và mất kiên nhẫn vì việc mua sắm chiếm quá nhiều thời gian. Rốt cuộc, tới khoảng 7h tối mọi người trở về nhà, mệt bã vì công việc lẫn đi mua sắm, khó có thể đủ sức để nấu một bữa ăn thịnh soạn.
Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích, từ trong sâu thẳm, người Thuỵ sĩ cảm thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tới thời điểm nghĩ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, chúng tôi nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Chúng tôi ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần. Sylvia Bopp, công dân Thuỵ Sĩ kể.
Lì xì đầu năm: Tưởng hên mà xui, dùng đúng 2 màu đỏ vàng để tránh điều kỵ Đào Đào15:39:45 30/12/2024Lì xì là một phong tục ngày Tết nguyên đán của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,... Tuy vậy nhiều người vẫn tự hỏi tại sao phải bỏ tiề.n túi cho người khác. Ngoài ra, ông bà cũng tiết lộ thêm một số cố kỵ cần tránh khi mừng tuổ.i.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo