Quốc Trung: Con nhà nòi và mối quan hệ đặc biệt với diva Thanh Lam sau gần 20 năm ly hôn
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
NSND Trung Kiên có thể xem là một trong số ít nghệ sĩ đạt được một sự nghiệp lẫy lừng trên cả sân khấu lẫn công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý. Sự qua đời của ông khiến công chúng không khỏi xót xa và là một mất mát lớn với nền âm nhạc học thuật trong nước.
Ca sĩ hiếm hoi được phong học hàm giáo sư
NSND Trung Kiên tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 1939 tại Kiến Xương, Thái Bình, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, là con của nhà Cách mạng Nguyễn Danh Đới.
Từ đầu những năm 1940, gia đình ông chuyển tới Hà Nội sinh sống. Bởi vậy nên thời niên thiếu của ông gắn liền với thủ đô.
Dù sinh ra trong bom đạn và những năm tháng khó khăn thời kỳ chiến tranh, nhưng ngay từ nhỏ, NSND Trung Kiên đã được tạo điều kiện để phát triển tài năng, theo đuổi đam mê âm nhạc của mình.
Trong năm tháng thơ ấu, ông đã tham gia vào các dàn đồng ca lớn như Tuổi xanh, Rạng đông của Sở Văn hóa và Thành đoàn Hà Nội. Từ những dàn đồng ca này, tiếng hát của NSND Trung Kiên sớm được rèn dũa một cách quy củ.
Học hết lớp 10, NSND Trung Kiên được gia đình tạo điều kiện để thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và là sinh viên của một trong những khóa đầu tiên tại Nhạc viện (khóa 3).
Trong ba năm đầu học tại Nhạc viện, NSND Trung Kiên được rèn luyện một cách bài bản về các kỹ năng ca hát, xướng âm theo đúng lối cổ điển truyền thống. Nhờ đó, ông phát huy và mở rộng được quãng giọng bẩm sinh của một tenor 2 trong mình.
Không những vậy, NSND Trung Kiên còn được học nhiều về lịch sử, lí luận âm nhạc, để nắm rõ hơn các kiến thức thanh nhạc, trường phái âm nhạc trên thế giới. Có thể nói, trong ba năm học tại Nhạc viện đã giúp ông tích lũy được lượng kiến thức chuyên sâu, học thuật khá lớn.
Nhờ thành tích học tập tốt nên năm 1962, khi đang là sinh viên năm ba, NSND Trung Kiên được cử đi học tại Liên Xô (một trong những cái nôi đào tạo thanh nhạc cổ điển của thế giới).
Quá trình học tại Liên Xô, dưới sự hướng dẫn của những giảng viên danh tiếng đã giúp NSND Trung Kiên tiếp thu được những kiến thức mới mẻ, học thuật và chuyên sâu hơn về nhạc cổ điển. Đặc biệt, ông được đào tạo về giọng hát để hát nhạc cổ điển đúng chuẩn, từ cách dựng âm, đóng tiếng, cộng minh tới nhả chữ, giữ cột hơi...
Chính những kiến thức này đã trở thành tài sản vô giá để NSND Trung Kiên mang về nước, viết nên các giáo trình giảng dạy, áp dụng vào việc đào tạo sinh viên tại Nhạc viện cho nhiều thế hệ sau này.
Sau khi về nước, NSND Trung Kiên gia nhập đoàn văn công, đi khắp các chiến trường biểu diễn cho bộ đội, thanh niên xung phong.
Giống như nhiều thế hệ NSND thế hệ đầu tiên, NSND Trung Kiên không ngại nguy hiểm, sẵn sàng đem tiếng hát át tiếng bom và lấy chiến trường làm nơi rèn luyện giọng hát cho chính mình, để ngày một khỏe khoắn, nội lực hơn.
Đây cũng là khoảng thời gian trưởng thành cả về con người và giọng hát của những lứa nghệ sĩ tài danh đầu tiên của âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Biểu diễn trong cảnh bom đạn và không có các phương tiện dàn nhạc, micro nhưng tình cảm của những người lính không thể nào quên trong lòng các nghệ sĩ.
Tháng 4/1975, NSND Trung Kiên trở về làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam, cùng nghệ sĩ Quý Dương thu âm các bài hát mừng chiến thắng.
NSND Trung Kiên có thể xem là một trong số ít nghệ sĩ đạt được một sự nghiệp lẫy lừng trên cả sân khấu lẫn công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý. Ông từng học hết nghiên cứu sinh về âm nhạc tại Liên Xô và đạt học vị tiến sĩ. Sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy, ông là ca sĩ hiếm hoi được Nhà nước trao tặng học hàm Giáo sư.
Từ khi hoàn thành nghiên cứu sinh (năm 1970) đến khi trở thành diễn viên của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, NSND Trung Kiên vẫn luôn song hành biểu diễn và tham gia công tác giảng dạy.
Lao động không mệt mỏi, sự nghiệp âm nhạc của ông có những bước tiến dài. Năm 1992, ông đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, phụ trách mảng Văn hóa - Nghệ thuật, đến năm 2001 mới nghỉ hưu. Và cũng vào năm 2001, ông được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.
Người thầy vĩ đại
Là giáo sư thanh nhạc hiếm hoi, NSND Trung Kiên đã đào tạo hàng trăm thế hệ nghệ sĩ danh tiếng. Danh sách học trò của ông dài không kể xiết, từ những cây đa cây đề như NSND Thu Hiền, NSND Lê Dung, NSND Trung Đức, NSND Thanh Hoa... tới lớp ca sĩ học thuật cao như Lan Anh, Đăng Dương, Trọng Tấn...
NSND Thu Hiền kể lại, ngày đó bà mới ở chiến trường về, một nốt nhạc cũng không biết, chỉ hát theo tình cảm của mình với bài hát. Nhưng NSND Trung Kiên đã dành 3 năm để dạy bà dù bà theo dòng nhạc dân gian hoàn toàn, còn NSND Trung Kiên dạy cổ điển.
Hai dòng nhạc khác nhau nhưng NSND Trung Kiên vẫn cần mẫn dạy NSND Thu Hiền từ kỹ thuật lấy hơi, nhả chữ tới cả tiếng Nga, động viên từng chút, truyền cho bà ngọn lửa yêu nghề.
NSND Thu Hiền tâm sự: "Ngoài những lúc đi diễn, chúng tôi còn là anh em thân thiết. Tối về tôi vẫn vào nhà thầy xin bát cơm, nói chuyện nghề vui vẻ".
NSND Trung Kiên từng nói, dạy học là cách để trả ơn cuộc đời song cũng là công việc ông say đắm. Dĩ nhiên, đồng lương từ giảng dạy không đáng gì với thu nhập từ việc biểu diễn nhưng ông chẳng màng so đo tính toán. Ông nói vắn rằng: "Nếu bây giờ không được dạy, chắc tôi chết". Duy tâm như vậy, ông mới có thể là người thầy lớn đến cuối đời.
Quốc Trung, một "học trò đặc biệt"
NSND Trung Kiên là thầy của rất nhiều tên tuổi song ít ai biết, ông còn có một "học trò đặc biệt" chính là con trai duy nhất - nhạc sĩ Quốc Trung. Nói là "học trò", vì từ bé Quốc Trung đã được bố hướng theo con đường âm nhạc. Thời bao cấp, kinh tế khó khăn, ông dám mạnh tay đầu tư cho con trai một chiếc piano tập đàn.
Trung Kiên nghiêm khắc với con trai hơn cả với học trò. Nhiều người không hiểu vì sao Trung Kiên đánh đòn con trai vì cậu bé xích mích với bạn hoặc dứt khoát không cho con chạy xe máy đi chơi. Hóa ra ông làm mọi thứ để giữ lại đôi tay tài hoa cho Quốc Trung. Vì chỉ một tai nạn hay chấn thương, giấc mơ nghệ sĩ của con trai ông sẽ mãi mãi bị hủy hoại.
Bước ra khỏi cuộc huấn luyện của bố Trung Kiên và vòng tay của mẹ Thanh Nga, Quốc Trung trở thành một người ngoài xã hội thì tài hoa, được trọng vọng; ở nhà có thể tự làm thảy việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà....
Dù vậy, Trung Kiên không ép con làm gì anh không thích. Ngày xưa, ông muốn Quốc Trung theo âm nhạc cổ điển nhưng anh lại thích nhạc nhẹ, nhạc hiện đại. Thế là vợ chồng Trung Kiên chiều theo ý con. Tương tự sau này, ông từng có linh cảm về hôn nhân của con trai nhưng không nói ra, chỉ nín thở theo dõi từ xa...
NSND Trung Đức: Thời trẻ đẹp trai, nổi tiếng đến mức nhiều cô muốn "xin giống", U80 viên mãn Hoàng Phúc17:11:13 05/10/2023Sở hữu ngoại hình bảnh bao, lại có giọng hát tuyệt vời, nam nghệ sĩ này từng là soái ca trong mắt nhiều cô gái. Ông thậm chí còn được hội chị em xin giống khi còn trẻ.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo