Cố NSND Thanh Tòng: Từ "thần đồng" đến "thống soái" của cải lương tuồng cổ

Hoàng Phúc16:22 15/03/2023

 2  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Nghệ sĩ Thanh Tòng là hậu duệ thứ 4 của một gia đình nghệ thuật đình đám. Sống cùng với tiếng nhạc, tiếng trống và những lời ca từ nhỏ, hát bội dường như đã gắn bó sâu sắc với t.uổi thơ nam nghệ sĩ. Từ nền tảng vững chắc này, ông đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và được mệnh danh là "Ông vua của cải lương tuồng cổ"

NSND Thanh Tòng sinh năm 1948. Thuở ấy khi ông chỉ là cậu bé mới biết nói, bập bẹ gọi ba gọi mẹ, nhưng ông đã đam mê ánh đèn sân khấu đến bất ngờ. Thời đó cả gia đình ông đều hát cho gánh hát bội của bầu Thắng, thường xuyên diễn ở đình Cầu Quan. Đêm nào ông cũng không chịu đi ngủ, bà Bảy Sự bèn bồng ông ra cánh gà sân khấu, thế là cậu bé Tòng say mê nhìn những nghệ sĩ đang biểu diễn ngoài kia một cách chăm chú rất lâu rồi mới chịu cho mẹ bế vào ngủ.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 1

Sau này lớn lên một chút, nghệ sĩ Minh Tơ cho Thanh Tòng được ra sân khấu với những lớp tuồng có cảnh chạy giặc, nhưng cách xuất hiện của Thanh Tòng trên sâu khấu cũng rất đặc biệt. Ông được mẹ là đào Bảy Sự bồng ông trên tay chạy qua chạy lại trên sân khấu. Chỉ thế thôi, cậu bé Tòng nằm im thiêm thiếp thích thú vô cùng.

Trong những lớp tuồng không có cảnh chạy giặc ông cũng được cha mẹ cho xuất hiện ở cuối vở, đó là lúc các diễn viên cùng nhau ra sấn khấu chào khán giả, Thanh Tòng đứng ở cánh gà chờ sẵn bà Bảy Sự bồng ông ra để cùng đưa tay vẫy chào.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 2

Thấy con có thiên hướng và bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật, nghệ sĩ Minh Tơ bắt đầu chính thức dạy tuồng cho Thanh Tòng. Ông chỉ dẫn cách diễn xuất vũ đạo cho Thanh Tòng từ cái vuốt râu cho đến điệu bộ bước đi. Phần nhạc Thanh Tòng được chú ruột dạy bảo. Từ đó Thanh Tòng chính thức đứng trên sân khấu biểu diễn bằng những vai trẻ con, vai nhỏ. Vai diễn đầu tiên của ông là đóng con của Hoàng Phi Hổ trong một tuồng hát bội. Sau đó Thanh Tòng được diễn trong tuồng San Hậu.

Vào những thập niên 50 của thế kỷ trước, nghệ thuật hát bội cũng bắt đầu dần dần thoái trào niềm Nam. Đình Cầu Quan nơi có gánh hát bội cũng bắt đầu thưa khách, những người đến xem chỉ còn là khán giả cao t.uổi, người trẻ thích thú hơn với nghệ thuật cải lương.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 3

Trước tình hình đó, nghệ sĩ Minh Tơ rất trăn trở, ông bắt mình suy nghĩ và tìm ra hướng cải cách bộ môn nghệ thuật này. Hướng cải cách đó chính là cải lương pha hát bội, một cách sáng tạo của nghệ sĩ Minh Tơ để vừa duy trì đời sống của nghệ sĩ trong đoàn, vừa giữ nghề trước những khó khăn mà ông cùng nhiều nghệ sĩ thời đó đối mặt. Năm đó Thanh Tòng chưa tới 10 t.uổi.

Lứa học trò đầu tiên của của nghệ sĩ Minh Tơ đào tạo hát theo phong cách mới cải lương pha hát bội ngoài con trai ông là Thanh Tòng còn có Xuân Yến, Bo Bo Hoàng, Thành Phượng...

Để nuôi dưỡng nghệ thuật, nghệ sĩ Minh Tơ đã nghĩ ra cách: Bên cạnh những vở diễn hát bội theo lối truyền thống do nghệ sĩ lớn t.uổi biểu diễn thì xen vào đó các trích đoạn của Phụng Nghi Đình, Trảm Trịnh Ân, Tống Nhân Tôn khóc biệt Bàng Quí Phi...do Thanh Tòng và các nghệ sĩ nhí biểu diễn theo một phong cách mới. Điều bất ngờ là cách diễn này đã rất thu hút khán giả. Phấn khởi trước những thành quả ấy, nghệ sĩ Minh Tơ đã dạy thêm nhiều học trò nhỏ khác như:Thanh Thế, Bửu Truyện, Bạch Lê, Thanh Loan, Trường Sơn...

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 4

Vậy là, chưa tới 10 t.uổi Thanh Tòng đã được cha truyền nghề. Ông đã học đóng kép võ qua vai Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình, kép văn trữ tình, bi lụy qua vai Tống Nhân Tôn trong Tống Nhân Tôn khóc biệt bàng Quí Phi, tướng võ Trịnh Ân trong Trảm Trịnh Ân, tướng văn Bao Công trong Bao Công Tra Án Quách Hòe, tướng văn võ Quan Công trong Quan Công Phục Huê Dung Đạo, kép võ duyên dáng hồn nhiên Tiết Ứng Luông trong Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, kép văn võ Dự Nhượng trong Dự Nhượng đã long bào.

Đến 1960 nghệ sĩ Minh Tơ lập đoàn cải lương Đồng Ấu. Tham gia đoàn là những nghệ sĩ nhỏ t.uổi, trong đó một nhân vật không thể thiếu nghệ sĩ Thanh Tòng. Bước phát triển dài trong sự nghiệp của Thanh Tòng cũng bắt đầu từ gánh hát này.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 5

Một năm sau (1961), vì một vài lý do, gánh hát Đồng Ấu tan rã, nghệ sĩ Thanh Tòng quay về hát cho gánh Khánh Hồng, đây cũng là gánh hát của nghệ sĩ Khánh Hồng, chú ruột của nghệ sĩ Thanh Tòng. Gánh hát Khánh Hồng mà Thanh Tòng làm kép trẻ chuyên hát những vở tuồng Hồ Quảng mà ngày ấy gọi là cải lương tuồng cổ hoặc tuồng Tàu.

Kể từ thời điểm đó, Thanh Tòng đã hoàn toàn dấn thân vào con đường nghệ thuật. Nhưng chặng đường dấn thân cho nghệ thuật của Thanh Tòng không hề dễ dàng như chúng ta nghĩ. Đó là những năm tháng vô cùng chật vật với miếng cơm manh áo. Đó là những năm tháng đình Cầu Quan vắng khách, đó là những ngày phải chạy ăn từng bữa.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 6

Sài Gòn vào những thập niên 60 của thế kỷ trước bị xâm lấn ào ạt của các bộ môn nghệ hiện khác du nhập từ phương Tây như điện ảnh, âm nhạc và nhiều loại hình giải trí hiện đại khác. Sân khấu cải lương dần bị thu hẹp lại bởi những rạp chiếu bóng, những vũ trường, quán bar, cho nên đời sống của nhiều nghệ sĩ trong đó có Thanh Tòng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều lúc nghệ sĩ Thanh Tòng muốn bỏ nghề để tìm kế sinh nhai, nhưng nghĩ về sự kỳ vọng của cha ông, Thanh Tòng vẫn cố kiên trì theo đuổi. Có thời điểm, nghệ sĩ Thanh Tòng phải đi bán bánh mì ở đường Trần Hưng Đạo, Cống Quỳnh kiếm sống, đêm về ông lại hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu.

Năm 1968 vở diễn Bao Công tra án Quách Hòe vang dội khắp miền Nam. Không những được biểu diễn khắp nơi mà Bao Công tra án Quách Hòe được lên sóng truyền hình thời bấy giờ. Cùng vào thời điểm đó Thanh Tòng đã được mệnh danh là "Vua cải lương tuồng cổ".

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 7

Chặng đường tiếp theo của Thanh Tòng là những thăng hoa rực rỡ trong nghệ thuật, nhắc đến tên Thanh Tòng người ta liên tưởng đến những vai diễn để đời của ông như Lã Bố trong Lã Bố hí Điêu Thuyền, cậu Tân trong Tô Ánh Nguyệt, Chu Phát Viên trong Lôi Vũ, Võ Minh Thành trong Đời cô Lựu...

Về vai trò tác giả và đạo diễn Thanh Tòng cũng để lại nhiều dấu ấn với các vở: Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm nữ Tướng, Xuân về đỉnh Mã Phi, Dựng cờ cứu nước, Câu thơ yên ngựa, Bảo táp nguyên phong, Má hồng soi kiếm bạc, Ngọn lửa Thăng Long, Tô Hiến Thành xử án, Bức ngôn đồ Đại Việt, Tờ mật chỉ, Hoàng hậu không ngôi...

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 8

Thời gian cuối đời, nghệ sĩ Thanh Tòng chú trọng vào công việc đào tạo thế hệ diễn viên tương lai theo con đường của nghệ sĩ Minh Tơ - ba ông đã từng làm trước đây. Những nghệ sĩ từng qua bàn tay rèn dũa của ông có thể kể đến như: Ngọc Đáng, Hữu Lợi, Hữu Cảnh, Công Minh, Thanh Sơn, Xuân Thu, Vũ Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương, Minh Long, Ngân Giang, Minh Tuấn, Thanh Vân, Bạch Long, Quế Phương, Quế Trân, Thanh Phượng, Thùy Dương...

Với những đóng góp to lớn của nghệ sĩ Thanh Tòng cho bộ môn nghệ thuật cải lương, năm 2007 nhà nước đã phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho ông.

Nghệ sĩ Thanh Tòng qua đời vào ngày 22.9.2016 ở t.uổi 68 tại nhà riêng ở TP.HCM trong vòng tay của người thân gia đình. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống rất lớn cho nền nghệ thuật cải lương nước nhà.

Cố NSND Thanh Tòng: Từ thần đồng đến thống soái của cải lương tuồng cổ - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Kim Tiểu Long tiết lộ 3 'cô đào' ăn ý nhất trong sự nghiệp

Tin tài trợ
Tại buổi ra mắt MV mới, Kim Tiểu Long thoải mái chia sẻ về cuộc sống, sự nghiệp cũng như lý do anh kín tiếng trong chuyện hôn nhân...

NSƯT Quế Trân đầu năm khoe nhan sắc rạng rỡ, chưa sẵn sàng kết hôn

Tin tài trợ
Quế Trân được ví như đóa hoa vàng trong làng cải lương Việt Nam vì tài năng lẫn nhan sắc không thể chê. Cô luôn xuất hiện trên sân khấu với hình ảnh tươi tắn, đầy năng lượng nhất...

Bo Bo Hoàng: Quái kiệt cải lương hát 1 vai mua được căn nhà, U80 tự bươn chải nuôi 8 con và cháu

Hoàng Phúc13:02:50 28/01/2023
Quái kiệt cải lương Bo Bo Hoàng (nghệ sĩ gạo cội Thanh Hoàng) là bạn diễn một thời của cố NSND Thanh Tòng, bà cũng là người từng hướng dẫn, hỗ trợ NSƯT Vũ Linh trong nghề. Ở t.uổi 75, nữ nghệ sĩ phải lo toan cơm áo gạo t.iền nhờ nghề gia công mũ mão, trâm cài tóc...

 4  |  0 Thảo luận  |  

Linh Tý - Con trai Linh Tâm và Cẩm Thu: Thần đồng cải lương bị lãng quên, cuộc sống U40 ra sao?

Hoàng Phúc14:51:34 15/12/2022
Sở hữu bề dày kinh nghiệm, đi hát suốt nhiều năm liền, Linh Tý là một trong những nghệ sĩ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ ở quá khứ và cả hiện tại. Giờ đây, anh đã có cho mình một gia đình hạnh phúc, là động lực giúp bản thân tu chí làm ăn

 5  |  0 Thảo luận  |  

Hoài Linh lần đầu làm một chuyện không tưởng trên sân khấu sau ồn ào từ thiện với bà Phương Hằng

Tin tài trợ
Tiết lộ của người thân cận Hoài Linh về việc làm không tưởng của nam danh hài trên sân khấu đêm diễn tưởng nhớ cố soạn giả Bạch Mai khiến nhiều người ngỡ ngàng

NSƯT Quế Trân: Không chồng con, suýt bỏ nghề sau cú sốc bố ruột qua đời

Hoàng Anh15:42:20 27/07/2022
Quế Trân sinh năm 1981 tại TPHCM sinh ra trong một gia đình hoạt động nghệ thuật, Quế Trân từ nhỏ đã được đào tạo trở thành một nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp, hiện tại cô đã là một trong 5 nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Từ những ngày đầu bước chân vào con...

 5  |  0 Thảo luận  |  

Nghệ sĩ Điền Trung tiết lộ cuộc sống hôn nhân với cháu gái NSND Thanh Tòng

Tin tài trợ
Điền Trung - Lê Thanh Thảo có dịp tiết lộ những câu chuyện thú vị trong đời sống hôn nhân
mẹ chồng miduhằng du mụclouis phạmmộng khachâu bùiblackpinkchồng miduphạm như phươnglisarosétốt nghiệp thptthủy tiênquay lén