Thân Thúy Hà bức xúc vì bị quỵt cát-xê, đòi mà như xin tiền bố thí, chán nản muốn kết thúc sự nghiệp
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Cố nghệ sĩ Mai Ngọc Căn là gương mặt quen thuộc với khán giả xem phim truyền hình Việt, tên tuổi của ông gắn liền với những vai diễn hiền lành, khắc khổ. Ngoài diễn xuất, ông từng làm giảng viên, trực tiếp giảng dạy NSND Khải Hưng, NSƯT Bùi Thạc Chuyên, NSƯT Chiều Xuân...
Mới đây thông tin nghệ sĩ Mai Ngọc Căn qua đời ở tuổi 83 sau thời gian chống chọi với bệnh tật khiến không ít đồng nghiệp và khán giả xót xa, tiếc nuối.
Theo thông tin từ phía gia đình cố NS, cố diễn viên Mai Ngọc Căn qua đời vào 16h30 ngày 2/11 tại nhà riêng. Tang lễ của diễn viên gạo cội sẽ được tổ chức vào ngày 5/11 tại Nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Linh cữu của ông sau đó cũng được đưa đi hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ thuộc nghĩa trang Văn Điển.
Hơn 60 năm làm nghề, nghệ sĩ Mai Ngọc Căn đã tham gia hơn 80 bộ phim lớn, nhỏ. Gia tài ông để lại dù chỉ là những vai phụ nhưng mãi còn đó... trong tâm trí khán giả và biết bao thế hệ nghệ sĩ từng là học trò của ông là hình ảnh một nghệ sĩ Mai Ngọc Căn hiền lành, chân chất, giản dị như chính những nhân vật từng đi qua cuộc đời nghệ thuật của ông.
Cuộc đời của NS Mai Ngọc Căn
Vốn xuất thân từ thợ mỏ, sau đó thi tuyển diễn viên, ông đã tốt nghiệp Khóa I, lớp diễn viên của trường Điện ảnh Việt Nam (hiện là ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). NS Mai Ngọc Căn tham gia lớp học đầu tiên của trường với các NS như Trà Giang, Lâm Tới...
Thời điểm học ở trường, ông đóng một số vai phụ trong những bộ phim như Vợ chồng A Phủ, Chim vành khuyên... và sau đó cứ thể quen dần với nghiệp diễn.
Cố NS từng chia sẻ rằng thời điểm ông đóng phim Khói trắng (1973) là ngày mà ông đi khám nghĩa vụ quân sự và vào đơn vị trinh sát đặc công của sư đoàn 350.
"Cuối năm 1963, khi chuẩn bị đi Lào thì bỗng nhiên có một chiếc xe ô tô biển xanh xuất hiện ở bãi tập. Nhận lệnh của Đại đội trưởng về Bộ tư lệnh nhận nhiệm vụ mà tôi giật mình, không biết chuyện gì đang xảy ra. Hóa ra, bên công an vũ trang đến mời tôi đóng phim 'Trên vĩ tuyến 17". Sau khi xong phim đó, tôi chuyển sang quân hàm xanh chứ không phải quân hàm đỏ như trước nữa', cố NS Mai Ngọc Căn từng chia sẻ.
Năm 1968, NS Mai Ngọc Căn được cử đi học lớp trung cấp đạo diễn trong nước và khi có lớp tuyển đi Nga để học đạo diễn, ông đã đi thi và đỗ.
Ông sang Nga và học dự bị ở Lômônôxốp được một năm, sau đó ông thi chuyên ngành và chuyển về nhập học ở trường ĐH Sân khấu âm nhạc và Điện ảnh.
Năm 1917 ông về nước và làm việc ở Bộ tư lệnh, sau đó được 'gọi đi dựng kịch'.
Năm 1980, ĐH Sân khấu Điện ảnh thành lập, ông chuyển từ quân sự sang dân sự và tiến hành giảng dạy tại đây.
Năm 1989, cố NS lên Cục Nghệ thuật biểu diễn được 3 tháng thì sang Nga để bảo vệ sau ĐH, sau đó ông lại về Cục công tác. Năm 2000, ông chính thức về hưu và trở lại với niềm đam mê của mình là đóng phim.
Hành trình sự nghiệp của NS Mai Ngọc Căn
Từng tiết lộ về niềm đam mê phim ảnh, cố NS Mai Ngọc Căn cho biết mình xác định đi đúng phim vui là chính và ông không quản ngại khó khăn.
'Tôi xác định đi đóng phim vui là chính. Các em, các cháu có nhớ đến mình mới mời. Đi quay ở đây ở đó coi như là đi du lịch không mất tiền chứ công xá được là bao. Tôi đi từ sáng đến 2h đêm cũng chỉ được một triệu đồng', cố NS Mai Ngọc Căn từng chia sẻ trên Tri thức trực tuyến.
Ông từng được xem là gương mặt quen thuộc của phim truyền hình phía Bắc, chuyên đóng những vai diễn hiền lành khắc khổ. Một vài bộ phim từng ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả như: Đất và Người, Những ngọn nến trong đêm, Người chiếu bóng, Đường đời, Nếp nhà...
Nắm trong tay hơn 80 bộ phim truyền hình, cố NS Mai Ngọc Căn là một trong những diễn viên gạo cội nhận được sự yêu mến của đông đảo các khán giả màn ảnh nhỏ. Ở ông, người ta thấy được sự bình dị, gần gũi và chân chất...
Bộ phim cuối cùng mà cố NS Mai Ngọc Căn tham gia là Cưới đi kẻo ế do NSND Khải Hưng đạo diễn năm 2018.
Đối với cố NS Mai Ngọc Căn, mỗi một bộ phim mà ông tham gia đều là sự trải nghiệm một cuộc đời và một vai diễn. Ông cho biết mình luôn tìm được chính mình trong vai diễn đó.
Mỗi khi tham gia một bộ phim, NS Mai Ngọc Căn đều có thói quen viết nhật ký rất tỉ mỉ từ mấy chục năm nay, ông ghi đầy đủ chi tiết về phim cũng như những cảm nhận của mình về vai diễn. Mọi chữ viết trong cuốn nhật ký đều thẳng hàng ngay ngắn, cần ghi nhớ thì gạch viết hoa. Nhiêu đó cũng đủ thấy ông là người tâm huyết với nghiệp diễn như thế nào.
Dù vậy, cũng như cố NS Văn Hiệp, trong suốt hơn nửa đời người cống hiến cho nghệ thuật, cố NS Mai Ngọc Căn cũng không cất giữ riêng cho mình bất cứ danh hiệu gì. Điều mà ông tự hào nhất chính là tình cảm nồng nhiệt và chân thành của khán giả.
Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ của NS Mai Ngọc Căn
Ngoài sự nghiệp phim ảnh, NS Mai Ngọc Căn còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi mối tình kéo dài hơn nửa thế kỷ với người vợ tào khang, từng là nghệ sĩ múa - bà Tống Thị Thanh Sơn.
Cả hai gặp nhau năm 1966 và đến năm 1967 thì chính thức về chung nhà. Cố NS từng tiết lộ rằng thời điểm đó, cả hai ở gần nhau trong doanh trại bộ đội và mỗi lần muốn gặp nhau đều phải kiếm kẹo để nhờ 'mấy đứa trẻ con chuyển giúp thư'.
Cố NS Mai Ngọc Căn và NS Thanh Sơn có với nhau 3 người con - hai trai, một gái.
Trong lần hiếm hoi chia sẻ với truyền thông, ông cho biết mình yên tâm về các con bởi các con ông đều trưởng thành cả.
Cuối năm 2016, cặp nghệ sĩ đã khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ với bộ ảnh kỷ niệm 50 năm ngày cưới vô cùng lãng mạn ở Hà Nội.
Ông luôn dành cho vợ mình sự trân trọng bởi sau bao vất vả của cuộc sống, bà vẫn dành cho ông tình cảm chân thành sâu nặng. Chính sự chăm sóc của bà đã khiến ông cảm ông không khỏi cảm động.
"Cát bụi rồi lại về với cát bụi" hay "Ở cái tuổi như của tôi chẳng biết lúc nào còn, chẳng biết lúc nào mất, tôi lên bàn thờ nhiều lắm rồi, đã 5 bộ phim đạo diễn dùng hình ảnh của tôi để đặt lên bàn thờ"... là những chia sẻ của cố NS Mai Ngọc Căn lúc sinh thời. Dường như đối với người nghệ sĩ gạo cội, mọi giải thưởng hay vật chất đều chỉ là hư vinh và chỉ tình yêu thương của khán giả dành cho ông mới là điều đáng quý.
Một người chẳng cần bất cứ danh hiệu gì, ông tự nhận mình là nghệ sĩ của quần chúng nhân dân.
"Đi đến đâu, tôi đều nhận được những ánh mắt, nụ cười thân thương của quần chúng dành cho mình, những yêu cầu chụp chung kiểu ảnh làm kỷ niệm để về khoe với người thân, những bất ngờ lúc đang đi ngoài đường bị gọi giật lại bởi bà bán bánh vỉa hè, "này ông kia lại đây, lên đóng phim hả, phim bao giờ chiếu, cầm lấy ăn cho đỡ đói...", đó là những điều hạnh phúc rất đỗi bình dị của cố nghệ sĩ.
Khui 10 bí mật của "Đào, Phở Và Piano", dân tình tranh nhau giữ tấm vé "1-0-2" Kim Lâm13:54:32 23/02/2024Những ngày qua, Đào, Phở Và Piano trở thành bộ phim gây sốt khi liên tục cháy vé. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với một bộ phim sử dụng ngân sách Nhà nước. Hot là vậy nhưng liệu bạn có biết những bí mật này xung quanh bộ phim hay...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo