Ông cụ lủi thủi bán bánh mưu sinh, câu nói khiến ai nấy xúc động
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dịch bệnh diễn ra khiến kinh tế của các gia đình bị chững lại, hơn thế nữa học sinh vẫn chưa thể tới trường học.
Đến khi xã hội thiết lập cuộc sống bình thường mới, bố mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc. Chính điều này đã khiến rất nhiều gia đình rơi vào thế bí trong việc tìm người hỗ trợ chăm sóc, trông nom con cái. Nếu không thể nhờ ông bà, nhiều gia đình lựa chọn tìm người giúp việc hoặc cô trông trẻ tới nhà phụ giúp để yên tâm đi làm. Tuy nhiên mới đây, một vị phụ huynh đã gây tranh cãi khi đăng tuyển cô giáo mầm non kiêm giúp việc nhà.
Cụ thể, phụ huynh này viết: "Nhà mình cần tìm giáo viên mầm non đến nhà chăm sóc các bạn nhỏ (3 tuổi, 5 tuổi, 9 tuổi) và phụ việc nhà. Thời gian từ 7h sáng đến 9h tối hàng ngày, mức lương 400.000 đồng/ngày". Thông tin tuyển người của vị phụ huynh thu hút nhiều sự chú ý và nhanh chóng làm nổ ra luồng ý kiến trái chiều. Một số cô giáo mầm non sau khi đọc bài đăng này đã cảm thấy vô cùng chạnh lòng vì phụ huynh tìm người chăm sóc con còn kiêm thêm cả giúp việc nhà. Với mức lương 400.000 đồng/ngày, nhiều người đánh giá là "bèo", không xứng đáng với công sức mà cô bỏ ra, một người đã để lại bình luận: "Nghề giáo viên mầm non giờ bị coi thường quá. Mang tiếng là dân lao động trí óc, mà có khác gì ô-sin không? Phụ huynh này nên đổi thành tìm gia chủ thay vì tìm gia sư. Bởi như vậy mới có khả năng cho 3 đứa trẻ trong độ tuổi khác nhau nghe lời. Cùng 1 lúc phải điều hành: Đứa 9 tuổi tập trung học online, đứa 5 tuổi học tiền tiểu học và đứa 3 tuổi học có hoạt động trải nghiệm, khám phá.".
Trái với quan điểm bức xúc ở trên, nhiều phụ huynh lại cho rằng những yêu cầu của chủ nhà và mức đãi ngộ trên là hợp lý: "Phụ huynh chỉ nói phụ việc nhà chứ không phải làm hết việc nhà đâu mọi người. Bình thường các cô đi dạy, chăm sóc ít nhất cũng phải 10-15 cháu, từ việc ăn uống đến vệ sinh, dạy dỗ mà lương các cô được bao nhiêu? Trong khi ở đây người ta trả 12 triệu đồng cũng là cao rồi. Thuận mua, vừa bán, ai thấy phù hợp thì làm còn không thì thôi, việc gì mà phải bình luận độc hại thế?".
Hiện bài đăng vẫn đang tiếp tục nhận được những bình luận trái chiều. Ai cũng có cái lý của mình nên khó để nói ai đúng, ai sai. Dẫu vậy, ngoài những ý kiến tranh cãi, có nhiều người cũng hiến kế để giúp chủ nhà tìm được phương án hợp tình hợp lý hơn, chẳng hạn như: "Gộp vào nghe to tát chứ 12 triệu chủ nhà tách ra thuê 2 người lại rất ổn nhé. Thuê 1 cô 6 triệu trông 2 đứa nhỏ, đứa lớn thì cần gì trông có khi còn giúp mẹ chăm em rồi. Thuê riêng 1 giúp việc theo giờ lương 50.000 đồng/giờ đến nấu cơm, quét nhà giặt quần áo... Tách ra chẳng ai vất vả mà lương cũng ổn đỡ phải bàn cãi nhiều".
Trong khi nhiều người bàn tán về câu chuyện trên tuyển giáo viên trông trẻ thì mới đây dân tình xót xa cho những hoàn cảnh lấy xe buýt làm nhà mùa dịch. Cụ thể, mắc kẹt ở bãi xe buýt Đại học quốc gia TP.HCM hơn 4 tháng qua, anh Trương Tuấn Cương (53 tuổi, tài xế) đã cạn sạch tiền. Anh và một số đồng nghiệp khác xin được công việc làm phụ hồ ở ĐH Nông Lâm, cách bãi xe 10 phút đi xe máy.Thời gian phong tỏa, anh Cương tự cách ly trên chiếc xe mình phụ trách. Mọi sinh hoạt, nghỉ ngơi, nấu nướng đều diễn ra ở đó.
Ban đêm, anh nằm ngủ trên võng, có thêm chiếc quạt máy xin nối điện từ quán cơm gần đó. Ban ngày, anh phải ra ngoài tìm bóng cây mát để nằm vì không thể chịu nổi cái nóng và sự ngột ngạt trong xe. Không riêng anh Cương gặp khó khăn, hiện có khoảng 50 tài xế, tiếp viên xe buýt bị mắc kẹt lại bãi xe vì dịch, trong đó 4 người đang là F0. Khu trọ trong bãi có 14 người đang sinh sống, những người khác không lo nổi chi phí nên đành tá túc ngay trên xe. Người đàn ông 53 tuổi chỉ vào thùng mì chỉ còn sót lại một gói trên dãy ghế, kể đã ăn hết 2 thùng như vậy vì phong tỏa không thể mua đồ ăn.
Anh Mai Thái Cường (52 tuổi, tiếp viên xe buýt) cũng xin làm phụ hồ cùng chỗ với anh Cương. Anh Cường nói: "Đến nay tôi mới đi làm được hai bữa. Có việc thì mừng quá nên cũng chưa hỏi kỹ xem tiền công được bao nhiêu với khi nào được trả". Mỗi ngày, anh Cường cùng một lơ xe khác trong bãi lại chở nhau đi từ lúc 6-7h. Tranh thủ 2 tiếng nghỉ trưa, anh về lại bãi kiếm gì đó ăn tạm, chợp mắt một chút rồi quay lại chỗ làm lúc 13h. Suốt 4 tháng mắc kẹt lại bãi xe buýt, anh lấy xe làm nhà, phải ăn mì gói và trứng nhiều đến mức giờ chỉ cần nghe đến thôi đã nổi da gà.
Ngày thường, công việc kéo dài từ 5h đến 21h, thời gian ăn, ngủ, tắm rửa còn thiếu nên anh cũng chẳng đi đâu, tiếp xúc với ai. Anh Cường cho biết những đợt dịch trước còn kịp về với gia đình ở quê. Nhưng đợt dịch này đột ngột và kéo dài quá nên phải chịu cảnh mắc kẹt. Anh chia sẻ thêm: "Tôi tha phương xác định là để kiếm tiền nên khó khăn, khổ cực thế nào cũng chịu được, chỉ mong sao có công việc, có thu nhập. Nhưng giờ đây, những thứ đó cũng trở nên xa xỉ".
Các cô bật khóc khi nhận tin ngừng nấu cơm cho khu cách ly Hậu Hậu07:49:59 25/10/2021Thời gian gần đây, từ bữa cơm 0 đồng đến những phần quà trao tặng bà con của các nhà hảo tâm luôn thấm đẫm tình người. Liên tục những hình ảnh người dân hồi hương về quê tránh dịch gặp nhóm thiện nguyện, mạnh thường quân hoạt động năng nổ giúp đỡ...
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo