Cô giáo bị phụ huynh chỉ trích “không xứng làm giáo viên” vì trót gửi 1 tấm hình vào nhóm chat

Hậu Hậu11:50 07/10/2021

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ngày nay để thuận tiện cho việc theo sát quá trình con em học tập, các group chat phụ huynh ngày càng phổ biến. Qua đó, giữa cha mẹ và thầy cô có thể trao đổi thông tin nhanh nhất. Song cũng có không ít tình huống dở khóc dở cười và éo le đã xảy ra, lý do cũng chỉ vì sự vô tư của một bộ phận giáo viên khi gửi tin nhắn đến cả lớp.

Cô giáo bị phụ huynh chỉ trích không xứng làm giáo viên vì trót gửi 1 tấm hình vào nhóm chat - Hình 1

Mới đây, một câu chuyện đã gây tranh cãi trên MXH Trung Quốc. Một cô giáo đã gửi hình ảnh học sinh ngủ gật trong lớp lên nhóm chat phụ huynh. Mục đích của nữ giáo viên là để phụ huynh chú ý đến giấc ngủ của con. Song các bậc cha mẹ lại phản ứng dữ dội, cho rằng đây là hình ảnh riêng tư, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các em. Nhiều người thậm chí còn nói nặng lời: "Cô không xứng làm giáo viên!". Câu chuyện đã tạo nên tranh cãi lớn trên MXH về những gì được gửi trong nhóm chat phụ huynh. Liệu rằng cô giáo trên có xứng đáng nhận về những chỉ trích tiêu cực như vậy?

Phải nói rằng group chat phụ huynh được lập ra để trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường. Song không phải điều nào cũng nên nhắn tin công khai trong group chat. Các giáo viên chỉ nên nhắn công khai những nội dung sau: Thông báo tình hình học tập. Cần sự góp ý của các bậc cha mẹ về quy chế hay khoản t.iền nộp nào đó. Cảnh báo những hiện tượng xấu trong lớp học.

Đối với những vấn đề riêng của từng em nhỏ (như thành tích học sa sút, hình ảnh cá nhân...) giáo viên nên nhắn tin riêng với phụ huynh của học sinh đó. Xét trong trường hợp của giáo viên trên, dù cô giáo có mục đích tốt thì việc để lộ hình ảnh xấu của học sinh cũng là điều đáng chê trách và phải rút kinh nghiệm. Những hình ảnh này không chỉ khiến các bậc phụ huynh khó chịu, còn làm cho các em học sinh trở nên thiếu tự tin, thậm chí còn trở thành chủ đề bàn tán của lớp học.

Bên cạnh đó, cũng phải nói thêm rằng việc để trẻ ngủ trong lớp cũng là hiện tượng xấu. Đối với trường hợp trên, giáo viên cần nhắn tin riêng với phụ huynh để tư vấn tốt hơn cho bé. Ngày nay có rất nhiều nguyên nhân khiến t.rẻ e.m thiếu ngủ như bài tập quá nhiều, nhu cầu sinh lý ngủ cao, do thức khuya chơi game... Với mỗi nguyên nhân lại cần có giải pháp khác nhau. Song cũng phải nói lại, các bậc phụ huynh cũng nên có cái nhìn thông cảm với giáo viên. Hầu hết giáo viên đều mong muốn điều tốt cho học sinh. Nên thay vì vội quay ra trách mắng cô giáo, gia đình có thể yêu cầu cô xóa bỏ hình ảnh này, đồng thời liên lạc để nói lên quan điểm của mình.

Cô giáo bị phụ huynh chỉ trích không xứng làm giáo viên vì trót gửi 1 tấm hình vào nhóm chat - Hình 2

Bên cạnh đó, với công nghệ hiện đại như hiện nay, việc học tập thông qua máy chiếu đã trở thành hình thức quen thuộc trong các lớp học. Thầy cô thường sẽ đem theo máy tính kết nối với máy chiếu, rồi phát trực tiếp slide bài giảng cho học sinh coi. Hình thức này chỉ có 1 bất tiện duy nhất là bất cứ thao tác nào thầy cô thực hiện trên máy tính đều sẽ trình chiếu hết trước cả lớp. Cách đây không lâu 1 cô giáo đã gặp sự cố ngượng chín mặt với kiểu dạy này.

Cụ thể trong một tiết học, cô giáo này cần tìm tài liệu trên Google. Nhưng ở thanh tìm kiếm, học sinh lại nhìn thấy lịch sử tìm kiếm mới nhất là 1 trang xem phim có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa t.uổi học sinh. Điều này khiến cho học sinh không khỏi ngỡ ngàng, nhiều bạn thậm chí xấu hổ không dám nhìn lên màn hình. Bên cạnh trang web xem phim nhạy cảm, những mục tìm kiếm khác cũng khá thông dụng như dịch từ, báo điện tử, hình nền đẹp cho máy tính... Một số người cũng cho rằng bức hình này vẫn chưa thể nói được điều gì, do có thể cô giáo đã dùng chung nick Gmail với nhiều người nên khi đăng nhập từ máy này sang máy khác vẫn hiện lên lịch sử tìm kiếm được.

Cô giáo bị phụ huynh chỉ trích không xứng làm giáo viên vì trót gửi 1 tấm hình vào nhóm chat - Hình 3

Ngoài ra, hình thức học online trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay là một nhu cầu cấp thiết. Trước đây, một chia sẻ về áp dụng hình thức này của một thanh niên khiến dân mạng cười rần rần. Cụ thể trong một tiết học online, giáo viên cho biết sẽ cộng thêm điểm cho ai phát biểu bài. Đến khi nhìn vào màn hình máy tính, điều khiến n.am s.inh này bị "pressure" (áp lực) là hầu hết sinh viên trong lớp đều đã giơ tay xin phát biểu. Có thể thấy tinh thần học tập của lớp học này rất cao, nhưng xem ra cậu học trò này lại không hề cảm thấy vui chút nào vì lo sợ trước tinh thần của các bạn.

Đây cũng là tâm lý chung mà một số sinh viên thường mắc phải. Không phải đến từ nguyên nhân lười học, nhưng nếu ở trong một lớp có tinh thần học tập tốt, sẽ bắt buộc các thành viên khác phải chạy đua theo. Điều này khiến nhiều sinh viên cũng bị cuốn theo tâm lý đó. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, tinh thần học tập nhiệt tình như vậy là điều rất mừng. Giáo viên nào cũng mong được đứng dạy các lớp học đông vui như vậy. Bản thân các thành viên nếu học trong môi trường cạnh tranh cũng sẽ phải cố gắng nhiều hơn để tự hoàn thiện mình.

Cô giáo bị phụ huynh chỉ trích không xứng làm giáo viên vì trót gửi 1 tấm hình vào nhóm chat - Hình 4

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Lệch chuẩn trong môi trường giáo dục 4.0: Báo động xuống cấp văn hóa học đường

Tin tài trợ
Một số sự việc vừa xảy ra trong các lớp học trực tuyến, phần nào cho thấy sự xuống cấp, lệch chuẩn về đạo đức của một số bộ phận thầy cô và học sinh trong môi trường giáo dục 4.0.

B.é g.ái lớp 4 thả haha trong group chat bị cô giáo cho nghỉ học, 'bêu tên' trước toàn lớp

Hà Hà19:30:33 29/09/2021
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video khi một cô giáo yêu cầu học trò ra khỏi lớp chỉ vì thả nhầm... 1 icon cảm xúc trong group chat Zalo. Cụ thể trong giờ học online môn Tiếng Anh, một cô bé lớp 4 không biết do vô tình hay cố ý đã thả biểu tượng...

 1  |  0 Thảo luận  |  

N.ữ s.inh học online nhưng quên tắt camera, giáo viên zoom màn hình phát hiện hình ảnh khiến cô "chết điếng"

Tin tài trợ
Học trò thời nào cũng có những thói quen được di truyền từ thế hệ học sinh này sang thế hệ khác như quay cóp trong giờ kiểm tra, ngủ gật trong lớp...

Cô giáo bảo ai có avatar đẹp thì trả bài, cả lớp làm ngay một hành động để được nhận 10 điểm

Tin tài trợ
Học online chưa bao giờ thiếu chuyện để kể. Đây là một phương pháp học mới cần sự tự giác rất nhiều của học sinh vì không có giáo viên kèm cặp.

Các mẫu laptop giá tốt đáng mua hiện nay

Tin tài trợ
Một số mẫu laptop giá dưới 15 triệu đồng với thiết kế linh hoạt, ngoại hình đẹp hoặc bộ nhớ trong lớn phục vụ nhu cầu học tập online, làm việc cơ bản.

Khi lớp học là những ô vuông vô cảm

Tin tài trợ
Có những giờ học online, cả lớp (bao gồm cả giáo viên) tắt camera. Giao diện lớp học khi đó chỉ là những ô vuông đơn sắc vô cảm và chỉ còn tiếng giảng đều đều của giáo viên.

Học online: "Dở khóc dở cười" vì bố mẹ khiến con nói ngọng

Tin tài trợ
 Mình là người Huế, vợ là người Hải Dương, con đang là học sinh lớp 2 ở một trường tiểu học Hà Nội. Từ khi con phải học online, muôn vàn những nỗi khổ dạy con, đặc biệt là chuyện đọc viết chính tả.

Đang học online, học sinh lỡ tay bấm vào một thứ trên màn hình, cô giáo lập tức cho nghỉ học rồi "bêu tên" trước lớp: Phụ huynh tranh cãi nảy lửa

Tin tài trợ
Lớp học online tưởng chừng chỉ là nơi chia sẻ kiến thức nhưng lắm khi cũng nảy sinh đủ chuyện gây tranh cãi.
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarmiduchưa biết