Seo Shin Ae khoe "vòng eo con kiến", đẹp đến mức BLACKPINK cũng phải e sợ?
16 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Câu chuyện cô gái Hà Nội tố cáo người từng bắt nạt mình thời đi học bằng cách tự thiết kế PowerPoint hiện đang là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội.
Nhân vật chính là cô gái tên T.D. Còn người được cho là đã tác động mạnh mẽ và đứng đằng sau màn bắt nạt này là bạn chung cấp 2 tại trường THCS Lý Thường Kiệt tên là D.T.T. Cả hai cùng chung trường cho đến những năm cấp 3 tại THPT Đống Đa.
Bạo lực học đường vốn là chủ đề nóng nên bài đăng của D. nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. Theo lời kể, trong suốt thời gian học cấp 2, D. thường xuyên bị bạn bè xô xuống cầu thang, body shaming hay trêu chọc bằng lời lẽ khó nghe...
"Chuyện bắt đầu từ lớp 6, khi đó mình bắt đầu đi học cấp 2. Ngoại hình của mình không nổi bật và mẹ mình có nói chuyện với giáo viên để hỏi han mình hơn. Tự nhiên có tin đồn mình là đứa hớt lẻo chuyện trong lớp dù mình không hề làm vậy rồi từ đó chuyện bắt nạt bắt đầu!", D. nghẹn ngào nói.
D. khẳng định chuyện bắt nạt diễn ra hàng ngày, có thể nói là nhiều như cơm bữa nhưng cô chỉ đưa lên mạng xã hội những chuyện nổi trội nhất mà thôi.
"T. không phải người đầu xỏ hay trực tiếp nhúng tay nhưng luôn hùa và cười cùng nhưng T. là người làm tổn thương mình nhiều nhất. Lúc đó mấy bạn hay bắt nạt mình chơi cùng một hội lớn với nhau. Lớp còn một hội khác nữa cũng xa lánh mình và làm ngơ đi. Còn lại vài người thì không tiếp xúc. Mãi đến lớp 9 thì mình chơi cùng một hội bạn nhỏ và chúng mình chơi với nhau tận bây giờ!
Vài năm thoát khỏi trường, mình nghĩ rằng bản thân sẽ sống vui vẻ trở lại sao? Không, đó là những trận khóc không rõ lý do. Những viên thuốc điều trị bệnh trầm cảm, khóc trong nhà vệ sinh ở chỗ làm chỉ vì có em học sinh chào mình, ăn rồi móc họng nôn. Đó là hàng giờ đồng hồ đi tâm sự với chuyên gia tâm lý, rối loạn ăn uống tăng cân quá nhanh và sút cân cũng quá nhanh...
Thậm chí, mình tự tử hụt, tỉnh dậy nôn mửa ra những viên thuốc ngủ và không biết rằng chuyện mình còn sống là điều tốt hay xấu. Mình vẫn nhớ rõ mọi chuyện và bị ảnh hưởng đến tận bây giờ", D. chia sẻ.
Quá khứ bị bắt nạt khiến D. bị trầm cảm nặng, nhất là khoảng thời gian 3 năm trước. Lúc ấy D. phải đi gặp chuyên viên tâm lý hàng tuần, thấy ai có bill thuốc đăng lên mạng lại uống lén theo, tự bản thân tìm nơi khám và chữa trị, tham gia các buổi tâm sự... Trầm cảm khiến sức khỏe và tinh thần D. suy sụp trầm trọng, thậm chí cô gái còn tăng tới 30kg vì bị rối loạn ăn uống. Sự việc đến nay đã trôi qua nhiều năm nhưng những ám ảnh tâm lý vẫn luôn đeo bám cô gái trẻ hàng ngày.
Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại, D. cho biết bản thân đã ổn hơn. Hiện cô gái đã có một công việc thú vị và may mắn được gia đình, bạn bè, người yêu hết mực yêu thương, bảo vệ.
Nói về lý do " bóc phốt" người từng bắt nạt mình, D. khẳng định bản thân không muốn hủy hoại ai cả. Cô chỉ làm vì bản thân mình, vì nỗi ấm ức mình phải chịu năm đó. Quá khứ bị bắt nạt giống như một cuốn sách dở tệ, cuối cô cũng có thể đóng nó lại và vứt đi.
"Bạo lực học đường dù về thể chất hay tinh thần đều xuất hiện từ những câu đùa, biệt danh hay đẩy bạn xuống cầu thang. Kẻ đi bắt nạt chắc chắn không nhớ gì nhưng nạn nhân sẽ ám ảnh cả đời và mình tin rằng không ai xứng đáng bị trải qua những chuyện này cả.
Chắc chắn công khai việc này lên, tiền viện phí tâm lý của mình không được giảm giá, ngừng móc họng sau ăn hay ngủ ngon hơn. Nhưng chí ít mình cũng trút được chuyện trong lòng và tiếp tục sống bớt vướng bận", D. tâm sự.
Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối trong giáo dục. Bạo lực học đường chẳng những gây tổn thương về mặt sức khỏe mà còn khiến nạn nhân bị ám ảnh tâm lý suốt đời. Không ít học sinh chọn cách kết liễu mạng sống để kết thúc những đau khổ, áp lực ở "ngôi nhà thứ hai". Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo gia đình cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của con em mình. Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh.
Các giáo viên cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp, luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Taemin (SHINee) phải uống 8 loại thuốc trầm cảm, nghi vấn bị bắt nạt trong quân ngũ được sáng tỏ? Duyên Trần14:58:54 15/01/2022Mới đây, dân tình đã vô cùng lo lắng trước thông tin Taemin (SHINee) chuyển từ chế độ lính tại ngũ sang nhân viên xã hội do triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu nghiêm trọng. Nam idol sẽ chuyển sang hỗ trợ ban nhạc quân đội với tư cách thành viên...
16 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo