Bùi Quỳnh Hoa tiếp tục lộ ảnh hút bóng cười dù từng xác nhận không dùng từ năm 2015, CĐM ngán ngẫm
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào ngày 23/7 vừa qua, Bệnh viện Quân Y 7A (TP.HCM) cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một nữ bệnh nhân (26 tuổi, ngụ TP.HCM) có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng 6 - 7 quả bóng cười chứa khí N2O liên tục trong 2 ngày.
Cụ thể, theo người nhà bệnh nhân, sau khi hít bóng cười, bệnh nhân này bắt đầu xuất hiện cảm giác như bị kim châm, đi lại khó khăn, các biểu hiện tăng dần kèm theo chứng rối loạn chức năng cơ vòng.
Các biểu hiện này tăng dần nhưng bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc về nhà uống. Sau 15 ngày, khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân mới đến Bệnh viện Quân y 7A để khám. Đáng nói, trong suốt 5 năm nay, bệnh nhân thường xuyên sử dụng bóng cười, 1 tuần 2 - 3 lần, mỗi lần sử dụng đến 5 - 7 quả.
Trả lời báo chí, BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM, cho biết, bệnh nhân nhập viện ở thể trạng béo phì, dấu hiệu sinh tồn bình thường. Thăm khám vận động, dáng đi bệnh nhân không vững; phản xạ gân xương giảm tứ chi, không có phản xạ bệnh lý tháp. Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.
"Việc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc khí cười nhưng lại không đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám mà tự ý mua thuốc điều trị ở nhà sẽ làm tăng các triệu chứng, tổn thương nặng khi nhập viện, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Hiện, bệnh nhân tổn thương tủy cổ đoạn dài từ C1 đến C6, liệt không đi lại được", BS Hà cho hay.
Người bác sĩ này cũng nói thêm: "Đây là lý do nhiều người lúc đầu chỉ sử dụng bóng cười cho vui, cho rằng vô hại vì hết cười lại bình thường. Nhưng xu hướng sẽ tăng liều dần và gây nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp cười do hít bóng cười, việc cười quá mức, liên tục cũng có thể gây ngạt do thiếu oxy. Nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp".
Cách đây không lâu vào ngày 17/4, Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cũng thông tin rằng, bệnh viện đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân - tên là V.T.L.A (15 tuổi, trú tại Quảng Ninh) đến khám trong tình trạng tê bì tay chân, yếu dần, đi lại khó khăn, sụt cân.
Theo người nhà, L.A đã sử dụng bóng cười liên tục trong 10 ngày với số lượng khoảng 10 quả mỗi ngày.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho thấy hình ảnh tổn thương sừng sau tủy cổ. Bác sĩ chẩn đoán L.A bị bệnh rễ thần kinh tủy sống cổ, theo dõi do ngộ độc khí cười N2O. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc bổ kết hợp điều trị oxy cao áp.
Bệnh viện Bãi Cháy khi đó cũng cho biết, thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc khí N2O do sử dụng bóng cười dài ngày. Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng thần kinh như tê bì, yếu hoặc yếu nhẹ tay chân, đi lại không vững, có hoặc không có tổn thương tủy cổ...
BS Hà lưu ý, khí N2O không tan trong máu, lượng oxy thấp, có quả bóng không có oxy nên khi sử dụng sẽ làm thiếu oxy lên não. Ban đầu có thể phấn khích, sau đó sẽ rơi vào hôn mê nếu người dùng có tiền sử các bệnh tim mạch, hen suyễn, dễ kích ứng thần kinh.
"Tất cả các chất hóa học đều có thể gây nghiện và nếu sử dụng sai mục đích, với thời gian dài đều gây tác hại đặc biệt là các tổn thương vĩnh viễn trên não bộ. N2O được sử dụng trong y học từ hơn 150 năm trước để gây mê toàn thân. Tuy nhiên, do tác dụng yếu nên hiện nay trong y học chất này ít được sử dụng đơn độc mà thường được sử dụng phối hợp với các thuốc gây mê khác", BS Hà nhấn mạnh.
Trên thế giới, khí cười được phép sử dụng trong y tế với liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên, khí cười N2O là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự he-ro-in.
N2O (Đinitơ oxit hay nitrous oxide) hay còn gọi là khí cười là một trong những hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Chất này vào cơ thể, dạng khí, sẽ chiếm chỗ oxy, làm thiếu oxy, ức chế thần kinh trung ương gây ra nhiều cảm giác phê, hoang tưởng.
N2O là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, ảo giác tương tự he-ro-in.
Nếu sử dụng bóng cười nhanh và ít sẽ gây cười, hưng phấn thoáng qua. Tuy nhiên, người bệnh sử dụng N2O với số lượng lớn, trong thời gian dài ngày có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh, tổn thương từ não xuống tủy sống, đặc biệt tủy sống cổ và ngực.
Các dấu hiệu hay gặp như tê bì, yếu chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu B12... Thậm chí, bệnh nhân có thể hôn mê, tụt huyết áp, tê liệt cơ thể, tử von.g.
Những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do ngạt khí, suy hô hấp.
Mùng 3 tết chở 25 bình khí cười đi tiêu thụ, thanh niên bị Cảnh sát 141 tóm gọn Mẫn Nhi13:55:38 13/02/2024Ngày 13/2, tổ 141 Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện 1 vụ việc, bắt giữ 1 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, tang vật thu giữ 26 bình kim loại nghi chứa khí cười.
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo