Chú rể khiến CĐM tranh cãi vì xem nhà gái như "trò đùa", đàn trai ăn mặc "chẳng ra gì" khi xin dâu
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
CĐM bày tỏ ý kiến trái chiều khi cô gái chọn trang phục không phù hợp khi đến những nơi tôn nghiêm. Hành động này được cho là thiếu tôn trọng đấng tâm linh và người xung quanh.
Vào những ngày lễ, Tết... hoặc dịp đặc biệt trong năm. Người Việt thường có thói quen đến chùa, đền... để cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình. Việc đi lễ cũng có nhiều quy tắc ngầm như: Giữ gìn tâm thanh tịnh, không ăn nói thô tục... Bên cạnh đó, ban quản lý cũng yêu cầu mọi người nên chọn trang phục lịch sự để giữ gìn sự tôn nghiêm.
Vào dịp Xuân Quý Mão 2023, chỉ cần dạo 1 vòng trên MXH, không khó để bắt gặp những hình ảnh gây chướng mắt. Mới đây, khoảnh khắc hớ hênh của cô gái đã nhận về nhiều bình luận chỉ trích. Mặc kệ hàng trăm ánh mắt đang phán xét. Nữ chính vẫn thản nhiên ngồi bấm điện thoại. Việc mang boot cổ cao, váy ngắn khiến ai nấy lầm tưởng cô nên đến vũ trường hơn là đền chùa. Đáng chú ý, người phụ nữ còn an tọa ngay vị trí cửa đền khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội hơn.
Ở bức ảnh thứ 2, người phụ nữ chơi trội với bộ cánh 2 dây màu đỏ rực lộ cả trang phục nhạy cảm bên trong. Dù rất thành tâm cúng bái nhưng điều này lại vô tình làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là cánh mày râu.
Chẳng kém cạnh mỹ nhân áo đỏ, cô gái này còn chơi trội với chiếc váy hở nguyên bờ vai và đôi chân dài. Ở hàng ghế ngoài, không khó để bắt gặp ánh mắt há hốc đến ngạc nhiên từ các dì, các mẹ. Một số bình luận cho rằng có lẽ vì cô ấy "nhà nghèo" nên không có nổi một bộ quần áo tử tế.
Ba trường hợp trên có lẽ vẫn chưa "sốc" bằng nữ tú dưới đây. Người phụ nữ diện quần đùi jeans ôm sát, để tăng thêm phần cá tính, cô diện thêm áo bra khoe trọn "đôi gò bồng" cực kì lố lăng. Chưa dừng lại ở đó, khi bước ra ngoài, cô nàng còn bonus thêm hành động kéo quần vô cùng là kém duyên.
Sau khi xem những hình ảnh này, Netizen chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm vì tư tưởng lạ lùng của giới trẻ hiện nay. Ranh giới giữa gợi cảm và phản cảm rất mong manh, không thể viện lý do bận rộn, tiện đường hoặc cá tính để gây nên tình trạng nhếch nhác như vậy được.
Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau. Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
Ăn mặc phản cảm khi đi lễ chùa bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam."
Theo đó, khi tham gia lễ hội người nào mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng theo quy định
Như vậy, việc tham gia vào các lễ hội, thể hiện lòng thành kính biết ơn, mong cầu những điều tốt đẹp may mắn đến với bản thân và gia đình là quyền của tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi tham gia các lễ hội đặc biệt như lễ chùa lại cần sự nghiêm trang không chỉ về lời nói, hành động mà ngay cả về trang phục khi tham dự lễ chùa cũng cần lịch sự phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trong bài phỏng vấn cùng Người đưa tin, Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu quan điểm: "Thời trang là một vấn đề phức tạp. Nhưng có luật chung là phù hợp với mục đích, đối tượng, tính chất của cuộc sống mà sử dụng. Phương Tây phân biệt rất rõ thời trang trình diễn và thời trang ứng dụng. Thời trang trình diễn là để biểu diễn các sáng tạo, các ý tưởng nghệ thuật thời trang trên sàn diễn, không ai mặc nó đi tàu xe, vào công sở, đi nhà thờ. Bên mình thì nhập nhòe lắm!
Theo tôi, chùa chiền trước hết là một không gian công cộng, không gian thiêng liêng, có lễ nghi và có chủ nên khi đi chùa, dù là để vãn cảnh cũng cần sự phù hợp. Đó là hiểu các nghi thức, lễ nghi của nhà chùa mà hành động cho hài hòa với tổng thể văn hóa.
Giới trẻ "sống ảo" bất chấp, trèo tường, leo cây có đủ lại còn ăn mặc thiếu vải Hoa Tuyết17:58:55 25/01/2024Tết đến xuân về cũng là lúc giới trẻ xúng xính trong tà áo dài, đi khắp phố phường theo trào lưu chụp ảnh. Tuy nhiên, một số người vì ham sống ảo mà đã bất chấp tất cả, đi ngược với thuần phong mỹ tục.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo