Chấn động miền Tây: Cô gái lấy chồng được mẹ tặng 1.050 cây vàng thêm 10 tỷ đồng
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc, đa dạng về văn hóa, mỗi nơi, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có cách tổ chức lễ cưới theo phong tục riêng.
Và rất nhiên, có những nghi thức dù quen thuộc với ông bà nhưng lại xa lạ với thế hệ trẻ, khiến dân tình phải trầm trồ khi được chứng kiến.
Điển hình như mới đây, một video quay lại một đám cưới ở miền Tây đang trở thành tâm điểm tò mò của dân mạng. Trong lễ cưới, cô dâu chú rể đang hành lễ trước ban thờ tổ tiên và quan khách, bỗng dưng người nhà mang ra một tấm chăn lớn.
Hai người đàn ông đẩy cô dâu chú rể vào trong chăn, giăng lên như một tấm rèm để che ánh nhìn của mọi người. Trong khi quan khách chờ đợi, cô dâu chú rể lúi húi làm gì đó bên trong tấm chăn.
Sau một vài phút, cô dâu chú rể bước ra ngoài, tươi cười vui vẻ. Trên tay hai người cầm theo một ít cau. Cả hai xếp phần cau của mình vào đĩa, kèm theo lá trầu rồi chụp ảnh lưu niệm.
"Hành tung bí ẩn" của cặp đôi khiến mạng xã hội thắc mắc vô cùng, không biết đây là tục lệ, mang ý nghĩa gì; họ đã làm gì trong hơn 1 phút tránh ánh mắt của mọi người như thế.
May sao, có một bình luận đã giải mã hành động này : "Đây là tục giành trầu cau của một số gia đình miền Tây xưa: "Trước khi che mền (chăn), chủ lễ đặt mâm trầu cau lên, sau đó che mền kín lại. Đúng tục là phải trùm tối om luôn, không cho cô dâu chú rể nhìn thấy bên trong.
Sau đó, cô dâu, chú rể giành nhau trầu cau trong khay. Ông bà xưa nói, ai lấy được nhiều hơn sẽ là người nắm quyền trong nhà.". Bình luận này được nhiều người đồng tình, cho rằng phong tục này khá cổ, truyền lại từ đời xưa. Đến thời nay, phần lớn gia đình đã bỏ công đoạn che mền đi, nên nhiều bạn trẻ không biết.
Cũng có nhà, cô dâu có phòng riêng thì hai người vào phòng rồi cả hai cùng ngắt trái cau và lá trầu xếp vào đĩa, xếp càng cao càng tốt. Có người cũng trêu rằng, với số lượng cau vặt được áp đảo chú rể, chiếu theo tục lệ thì cô dâu trong clip trên đích thị là một "nóc nhà chất lượng".
Có lẽ khi nhìn thấy lễ cưới này, hẳn nhiều bạn trẻ sẽ cảm thấy thích thú và "vỡ òa" trước một phong tục kỳ lạ, dù diễn ra ở miền Tây nhưng chưa chắc dân địa phương đã biết hoặc được chứng kiến. Tuy nhiên, điều này lại chứng tỏ sự đa dạng về văn hóa của dân tộc mình, dù chỉ là chuyện cưới xin nhưng có rất nhiều cách thức để tổ chức.
Lại nói, thời hiện đại, nhiều bạn trẻ muốn đơn giản hóa chuyện hôn lễ nên làm gọn nhẹ nhất có thể, điều này cũng tốt thôi nhưng đôi khi nó làm "phai mờ" đi một số phong tục của ông bà.
Thế nên là, khi một gia đình nào đó tìm cách "khôi phục" lại thì dân tình trở nên xôn xao, bởi đã lâu lắm rồi, họ chưa được thấy một đám cưới trọn truyền thống. Điều này không biết là nên vui hay buồn, nên buông bỏ hay giữ lại, chắc là tùy quan điểm của mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, giới trẻ bây giờ thường đi theo xu hướng tân thời, thích chọn địa điểm tổ chức hôn lễ ở những nhà hàng sang trọng, xa hoa, có những cặp đôi từ chối mời khách ở nhà và làm thủ tục chỉ xem như tượng trưng, chiếu lệ.
Tuy nhiên, cũng có những đôi trẻ thích sự dân dã mộc mạc, thích được tổ chức tại nhà, tại quê hương nơ mình đã sinh ra và lớn lên để được gặp lại bạn bè, dòng họ, gặp lại tuổi thơ một thời. Như hình ảnh chiếc chăn là biểu tượng cho vợ chồng trẻ "chung chăn chung gối" nhưng chắc chắn, chỉ có ở làng quê mới còn giữ phong tục này.
Còn nhớ cách đây không lâu, một đám cưới ở Hà Tĩnh đã gây xôn xao cộng đồng mạng, khi chú rể Đình Hân quyết mượn 5 chiếc máy cày của hàng xóm để tiến hành đón dâu.
Chàng trai 29 tuổi muốn làm một điều gì đó khác biệt. " Nhiều lần về thăm quê, thấy máy cày chạy nhiều ngoài đồng, tôi muốn đám cưới gợi nhớ về quê hương, về nghề nông nghiệp, nên quyết định sẽ dùng máy cày rước dâu".
Anh Hân cùng bạn đi mua chữ song hỉ, bóng bay về thổi, uốn thanh tre hình trái tim rồi kết bóng xung quanh máy cày để trang trí "xe dâu". Khi thấy anh đưa dàn máy cày , chị vợ vui vẻ và cười suốt. Bố mẹ vợ cũng hồ hởi đi theo sau, tiễn con về nhà chồng. Đám cưới của anh chị sau đó được nhiều người chia sẻ, phát trực tiếp lên mạng xã hội.
Có lẽ trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thế nên, dù truyền thống hay hiện đại, dù thành thị hay nông thôn thì vẫn mong các bạn trẻ cố gắng giữ gìn phong tục của ông cha thêm chút xíu, đôi khi cực một chút, mới lạ một chút, nhưng thực sự rất ấm lòng.
Phó chủ tịch huyện trần tình vụ cho con 600 công đất giá 90 tỷ: Vợ bệnh nhớ nhầm Đình Như16:46:59 12/11/2024Đoạn video dài 1 phút 15 giây ghi lại cảnh mẹ cô dâu được cho là vợ một phó chủ tịch huyện đã tặng cho đôi vợ chồng trẻ 600 công đất cùng rất nhiều trang sức giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận thời gian...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo