Vụ bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông 35m: Bước sang ngày thứ 10, vẫn chưa đưa được xác lên
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Theo thông tin từ Báo Sức Khỏe và Đời Sống, việc rút cọc 35m lên mặt đất là điều khả thi. Tuy nhiên, điều khiến đội cứu hộ lo ngại là quá trình kéo trụ bê tông có thể tác động đến cơ thể nạn nhân.
Dù đã bước sang ngày thứ 9 nhưng quá trình giải cứu bé Hạo Nam vẫn chưa kết thúc. Sau khi bàn bạc với các chuyên gia đầu ngành, tỉnh Đồng Tháp quyết định phương án khả thi nhất đó là đóng cọc ván thép có chiều dài 18m xung canh trụ bê tông, hút đất bùn và tiến hành nhổ trụ. Sau khi trụ bê tông đưa lên mặt đất, đội cứu hộ sẽ tiếp tục dùng thiết bị chuyên dụng nhằm xác định vị trí chính xác của nạn nhân đang mắc kẹt. Cuối cùng cắt ống trụ rồi mới có thể đưa cháu bé ra ngoài. Được biết, trụ bê tông dài 35m được ghép bởi 3 đoạn nên quá trình thực hiện rất dễ bị gãy mối nối. Tại hiện trường công trình cầu Rọc Sen, hàng trăm người đang làm việc ngày đêm với mục tiêu duy nhất là đưa bé Hạo Nam sớm trở về với gia đình.
Trước đó vào ngày 04/01, dù nạn nhân chưa được đưa lên mặt đất nhưng ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận bé Hạo Nam không còn duy trì sự sống. Kết luận này dựa trên các yếu tố thực tế bất lợi như đa chấn thương, nhiệt độ thấp và thiếu oxy.
"Rơi vào ống cọc có độ sâu, thời gian kéo dài 4 ngày, kém thông khí, chấn thương, có đánh giá bằng biện pháp quan sát hiện trường, kết hợp với những yếu tố chuyên môn khác để tiên lượng xấu ở giai đoạn đầu"
Theo nguồn tin của Báo Sức Khỏe và Đời Sống, để đảm bảo cơ thể bé Hạo Nam trở về một cách nguyên vẹn. Các chuyên gia cho rằng quá trình thực hiện 11 bước rút cọc có thể diễn ra từ 6-7 ngày đến. Trước thắc mắc tại sao quá trình cứu hộ cứu nạn kéo dài đến ngày thứ 9, chuyên gia giải thích việc rút cọc lên mặt đất là phương pháp khả thi. Thế nhưng, điều khó ở đây là đảm bảo sự toàn vẹn của nạn nhân trong quá trình làm việc.Cọc bê tông này có 3 đoạn nối mà các mối nối cọc này không đảm bảo. Khi kéo lên, máy móc đủ sức kéo trụ bê tông lên nhưng các mối nối sẽ bị đứt, và đoạn nằm dưới không ai chắc chắn em bé nằm ở đâu. Vì vậy mà khi kéo lên rất có thể mối nối bị đứt và việc móc đoạn dưới lên còn khó hơn nữa.
Như đã thông tin trước đó, ngày 31-12-2022, một nhóm trẻ em độ tuổi từ 11 đến 12 đi vào công trường và được nhân viên bảo vệ phát hiện, đuổi ra. Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ 50 phút, khi công nhân đang nghỉ trưa thì nhóm trẻ này lại vào công trường phía mố MA không rõ mục đích.
Đến 11 giờ 55 phút, bé Hạo Nam lọt vào trụ bê-tông D500 tại mố MA (trụ C1-MA) có đường kính ngoài 50 cm, đường kính trong 25 cm. Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường ngừng làm việc và công nhân đang nghỉ trưa. Trước thời điểm đó, công trình vẫn hoạt động thi công bình thường.
Quá trình giải cứu bé Hạo Nam, yếu tố cản trở quá trình cứu nạn là do ảnh hưởng về địa chất địa tầng, thiết bị được vận chuyển từ nơi xa đến nên lực lượng chức năng không thể chủ động được, phải thay đổi nhiều phương án cứu hộ. Đây là lý do chậm rút trụ bê-tông lên theo như dự tính trước đó.
Trả lời Phóng viên Tuổi Trẻ về câu hỏi: Phải chăng Đồng Tháp đã lúng túng trong quá trình giải cứu bé những ngày đầu? Có hay không sau khi Chính phủ có công văn thì Đồng Tháp mới xin chi viện?
Ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Đây là tình huống tai nạn rất hiếm gặp, rất hy hữu, không ngờ được. Do đó các biện pháp lúc đầu là tập trung cứu sống bé. Sau đó, thấy khó khăn nên tỉnh triển khai các biện pháp khác.
Dù có lúng túng, bất ngờ nhưng các lực lượng vẫn tìm mọi cách để tiếp cận cứu bé. Thật ra lúc đầu địa phương tính giải cứu bé thực hiện theo phương án tại chỗ. Sau đó, Đồng Tháp đã có văn bản gửi Quân khu 9, các bộ, ngành. Ngay từ lúc đầu, Đồng Tháp biết đây là việc khó nên tỉnh có báo cáo xin ý kiến trung ương, các bộ ngành và các chuyên gia hỗ trợ".
Giải cứu bé Hạo Nam ngày 14/1: Chưa thể xác định được thời gian, lý giải các yếu tố bất lợi Chu Linh15:36:05 14/01/2023Tại hiện trường công trình cầu Rọc Sen, hàng trăm người cùng các phương tiện kỹ thuật đã làm việc ngày đêm nhưng công tác cứu hộ cứu nạn vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo nhận định từ chuyên gia, rất khó để đưa ra mốc thời gian chính xác. Hiện tại, tỉnh...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
24 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
221 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo