Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê "mất giá trị" sau trùng tu

Mỹ Hoa17:12 29/07/2024

 5  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Trước luồng ý kiến cho rằng Chùa Cầu sau trùng tu trở nên lạ lẫm vì màu sơn quá mới và hiện đại, Chủ tịch UBND TP Hội An đã chỉ đạo điều chỉnh.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 1

Sáng 29/7, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - cho biết đang giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xử lý lại màu của di tích Chùa Cầu.

Theo ông Sơn, sau khi tiếp thu ý kiến từ người dân và du khách, thành phố quyết định chỉ đạo đơn vị thực hiện trùng tu Chùa Cầu là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xử lý lại màu nhạt hơn so với màu đỏ phía trước và sau Chùa Cầu, còn bên hông sẽ sơn lại màu sẫm hơn so với màu trắng hiện tại.

Như báo chí phản ánh, từ ngày 25/7, đơn vị thi công tháo dỡ toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn nên người dân và du khách dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh di tích Chùa Cầu sau 1,5 năm trùng tu.

Diện mạo mới của Chùa Cầu sau cuộc đại trùng tu nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc trùng tu, đặc biệt màu sơn, đã làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của công trình được coi là biểu tượng của đô thị cổ Hội An, khiến di tích trở nên lạ lẫm so với trước đây.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 2

Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An - khẳng định trùng tu có nguyên tắc của trùng tu, đặc biệt là màu sắc di tích. Theo ông Ngọc, màu tường hay màu ngói hiện nay được dựa theo màu sắc gốc của Chùa Cầu để phục hồi.

"Màu sắc trước trùng tu là màu của gần 20 năm phai nhạt theo thời gian và chưa được sơn phết. Còn bây giờ chúng ta thấy đậm hơn là do màu gốc như vậy. Đây là quét vôi chứ không phải sơn vôi, nên theo thời gian nó sẽ phai màu rất nhanh. Ngày 3/8 tới, chúng tôi sẽ xuất bản cuốn sách ghi chép lại tất cả quá trình nghiên cứu, trùng tu để mọi người hiểu" , ông Ngọc phân tích.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 3

Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, ngân sách TP Hội An bố trí 50%. Dự án do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện, Trung tâm T.ư vấn bảo tồn di tích - Viện Bảo tồn di tích là đơn vị t.ư vấn. Việc tu bổ Chùa Cầu tập trung vào 3 nội dung chính: Tôn tạo cảnh quan chung, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ tu bổ di tích; số hóa di tích phục vụ công tác tu bổ bằng công nghệ 3D, hội thảo, tọa đàm.

Dự án này được khởi công ngày 28/12/2022, trong quá trình tu bổ được tiếp tục tham vấn kỹ lưỡng ý kiến của các chuyên gia về một số hạng mục quan trọng; đồng thời được UBND tỉnh gia hạn thời gian thi công tu bổ công trình bởi tính chất quan trọng của di tích này khi Chùa Cầu được xem là biểu tượng của đô thị cổ Hội An.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 4

Từ Nghệ An vào tham quan phố cổ Hội An, chị Cẩm Thi bày tỏ bất ngờ trước hình ảnh Chùa Cầu. Chị cho hay, rất yêu thích Hội An nên có dịp đi du lịch thì luôn chọn đây là điểm đến. Đến Hội An, ngoài thưởng thức ẩm thực đặc sắc, gặp gỡ người dân hiền hòa, chị luôn bị thu hút đặc biệt bởi những kiến trúc cổ kính rêu phong, trong đó có di tích Chùa Cầu. "Mình cảm thấy hơi lạ mắt trước diện mạo này của di tích, vì những lần trước tới và cả trong tâm trí mình mang hình ảnh một Chùa Cầu cổ kính, nhưng giờ trông có vẻ mới, hiện đại", chị Thơ chia sẻ.

Anh Nguyễn Hữu Đông, một hướng dẫn viên du lịch, nói: "Mình thường xuyên vào đây hướng dẫn khách tham quan. Tuy nhiên, hình ảnh Chùa Cầu bây giờ thì thấy hơi lạ, có phần mới, thô hơn trước".

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã ra thông cáo, khẳng định quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý, gìn giữ ở mức tối đa có thể.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 5

Chùa Cầu là một cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Sau đó, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa". Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.

Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Hiện nay, Chùa Cầu đang bị xâm thực bởi kênh nước thải hôi thối bên dưới cầu và có nguy cơ bị lún nghiêng.

Chùa Cầu chi phí hoàn thành gây sốt, CĐM chê mất giá trị sau trùng tu - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
miss universe 2024quang linh - thùy tiênlý tử thấtkim tiểu longrosécô bé tí hon