"Nhé ạ" là gì mà xôn xao cõi mạng, đến mức 1 siêu mẫu phải lên tiếng?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao với việc một chủ trại hòm ở Cà Mau bị ' bom hàng'. Khi thủ phạm đến xin lỗi, chủ trại hòm không làm khó, chỉ yêu cầu đốt nhang lạy tổ nghiệp. Người này đặt nghi vấn có người đứng sau xúi giục.
Chiều 20.8, ông Lê Văn Te (44 tuổi), chủ trại hòm Sáu Te, ở TT.U Minh, H.U Minh Cà Mau, cho biết trại hòm của ông bị "bom hàng" vào ngày 16.8 vừa qua và ông đã livestream qua tài khoản Facebook khi người "bom hàng" đến xin lỗi.
Ông Te kể, khoảng 15 giờ ngày 16.8, ông nhận được cuộc gọi của một nam thanh niên cho biết có người nhà mất ở Kênh 35, xã Nguyễn Phích (H.U Minh), muốn mua hòm trọn gói khoảng 40 triệu đồng. Đồng thời cho biết khoảng 19 giờ cùng ngày sẽ liệm, nhà có tang lu bu nên không đi chọn hòm mà giao tất cả cho chủ trại hòm.
Khi ông Te hỏi ngày chôn, người này ngập ngừng một lúc rồi báo sẽ gọi lại thông báo sau. Khoảng 15 phút sau, người này gọi lại cho biết ngày chôn là 21.8.
"Khi đó, tôi đang chạy xe cấp cứu (chạy từ thiện - PV), nhân viên trại hòm thì đang đi chôn cất ở một đám tang khác, nhưng tôi rút nhân viên để đi giao hòm cho kịp giờ liệm. Tuy nhiên khi mang hòm đi giao theo chỉ dẫn thì không tìm ra được nhà có người mất, gọi lại người thanh niên thì tắt máy nên đành chở hòm về", ông Te thuật lại.
Sau đó, ông Te tìm ra được người "bom hàng" là Q.T.K (21 tuổi, ngụ xã Nguyễn Phích, H.U Minh), nhân viên của một người chuyên cho thuê dàn nhạc ở địa phương. Sau đó, K. đã cùng mẹ đến trại hòm xin lỗi. Tại đây, ông Te không làm khó K. mà chỉ kêu K. đốt nhang, lạy 100 cái trước bàn thờ tổ nghiệp.
Ngoài ra, chủ trại hòm cũng xác định Q.T.K. chỉ là người bị người khác đứng sau xúi giục.
"Tôi đã xác định được những người thực hiện việc 'bom hàng', do tính chất công việc cũng khá bận và tôi cũng muốn gia đình giáo dục con cái mình chứ cũng không làm lớn chuyện. Nếu còn thực hiện một lần nữa tôi sẽ không bỏ qua", ông Sáu Te cho biết thêm.
Ngoài ra, chủ trại hòm Sáu Te cho biết ông là chủ của rất nhiều trại hòm khác ở nhiều tỉnh, thành. Làm nghề mai táng hơn 10 năm nhưng đây là trường hợp đầu tiên ông gặp phải chuyện " bom hòm".
Câu chuyện "bom hàng" (đặt mua nhưng khi đưa hàng đến không nhận) đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Thậm chí vì muốn "tẩy chay" một người có sức ảnh hưởng hay lấy hàng, nhiều người cũng đua nhau vào đặt để rồi "bom" và có khi còn lên mạng kêu gọi cùng "bom hàng". Tuy nhiên, ít ai để ý "bom hàng" là vi phạm pháp luật, coi chừng rước họa vào thân.
Nhận xét về vấn đề "bom hàng", luật sư Trương Quốc Hưng, Giám đốc cty Luật Bi Law, Phó chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Bình Dương, chia sẻ tình trạng "bom hàng" không chỉ ảnh hưởng đến người bán mà cả shipper khi đã đến nơi giao hàng nhưng khách không nhận và phải trả tiền cho những món hàng bị "bom".
"Xét về bản chất, khi khách đặt hàng qua mạng với chủ shop thì lúc này cả hai đã thiết lập một hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng mua bán và hai bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ riêng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015 có qui định: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc khách không lấy hàng chính là hành vi vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng. Và đây là hành vi vi phạm, nói cách khác, "bom hàng" là vi phạm pháp luật", luật sư Hưng cho hay.
Nói về vấn đề "bom hàng" vì muốn bày tỏ quan điểm "tẩy chay", ông Hưng chỉ ra: "Đây là hành vi có thể gây hậu quả pháp lý và đạo đức. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi này, cần phải xem xét các yếu tố cụ thể trong từng trường hợp cụ thể".
Về pháp lý, việc "bom hàng" có thể vi phạm các quy định về gian lận, lừa đảo hoặc mạo danh trong lĩnh vực kinh doanh. Điều này có thể bị coi là hành vi không trung thực và lừa dối, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi "bom hàng" có thể được coi là một hình thức biểu đạt quyền tự do ngôn luận, khi người thực hiện muốn đưa ra lời phê phán, chỉ trích hay "tẩy chay" đối tượng mà họ cho là không đáng tin hoặc đáng phê phán.
"Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận cũng có giới hạn và không được sử dụng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc gây thiệt hại đối với họ. Cần xem xét các quy định pháp lý và nguyên tắc đạo đức trước khi đưa ra một đánh giá cụ thể về hành vi "bom hàng" trong từng trường hợp cụ thể", ông Hưng cho hay.
Để hạn chế hậu quả của việc "bom hàng", luật sư Hưng cho biết các chủ cửa hàng cần kiểm tra kỹ thông tin khách hàng, chụp lại những đoạn tin nhắn đặt hàng để làm bằng chứng và yêu cầu khách hàng đặt cọc trước những đơn hàng có giá trị để có thể yêu cầu bồi thường hoặc làm đơn khởi kiện để tòa án giải quyết.
Thợ makeup bị nhà chú rể lục soát vali vì nghi truộm 20 triệu, live khóc nức nở JLO15:09:49 23/11/2024Mới đây, dư luận vừa xôn xao sự việc hai thợ trang điểm (make-up) tại một lễ cưới bị gia chủ giữ lại vì nghi ngờ trộm 20 triệu đồng. Sự việc xảy ra tại xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang).
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo