Con dâu thứ 2 tỷ phú giàu nhất VN phải rời bỏ showbiz, kín tiếng giống dâu cả?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất thế giới khiến cho nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục
Câu chuyện về cô gái nhỏ được sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng quê Trung Quốc đã tự mình gây dựng nên sự nghiệp huy hoàng và vươn lên trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất thế giới khiến cho nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục.
Đó là câu chuyện của Chu Quần Phi, người sáng lập nên Lens Technology, công ty chuyên cung cấp màn hình điện thoại cảm ứng cho các "ông lớn" trong làng điện tử thế giới có trụ sở ở thị trấn Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Hiện Lens Technology có trên 90.000 nhân viên tại 32 nhà máy ở 7 địa điểm.
Tuổi thơ mồ côi và nghèo khó
Sinh năm 1970, ở một làng quê nghèo tại thị xã Tương Hương (thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), Chu Quần Phi có một tuổi thơ không mấy dễ dàng. Bà mất mẹ từ khi mới lên 5, cha cũng bị mù và mất một ngón tay trong vụ tai nạn nhà máy.
Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, tuổi thơ của bà là những tháng ngày sớm dậy hái rau cho lợn, chiều đi học về lại tất bật với đàn lợn, đàn gà.
"Tôi thường xuyên phải nghĩ đến bữa tiếp theo sẽ ăn gì và làm thế nào để có đồ ăn", bà chia sẻ. Chu Quần Phi luôn hoàn thành bài vở một cách nhanh nhất để có thể giúp đỡ gia đình, giúp người cha kiếm thêm thu nhập.
Ở nơi mà vị tỷ phú này sinh ra, cuộc sống của tất cả những cô gái trong làng đều là kết hôn sớm và quanh quẩn chăm lo cho chồng con. Để kiếm tiền, bà Chu phải bỏ học năm 16 tuổi và lên thành phố Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc xin làm việc.
Bà từng chia sẻ, ngày đầu đặt chân đến Thâm Quyến đã trở thành ký ức chẳng thể nào quên. Đó là một buổi tối mưa lạnh, bà mải miết đi mãi mà chẳng thấy công xưởng mình đang tìm ở đâu, thậm chí còn giẫm phải vũng dầu khiến cho toàn thân lấm bẩn.
Mãi về sau, nhờ có sự giúp đỡ của một sinh viên, cô mới tìm ra được công xưởng nằm cạnh một ngôi trường Đại học. Bà được nhận vào làm công nhân của một nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ với tiền công 1 USD/ngày.
Đó là những tháng ngày Chu Quần Phi miệt mài làm việc và học tập. Ban ngày bà đi làm trong nhà máy, tối đến lại chong đèn bên những lớp học bổ túc hay thư viện. Bà cố gắng học tập tất cả những gì có thể, từ lái xe chở hàng đến kế toán, máy tính... Với bà, học thêm được một kỹ năng nghĩa là đường mưu sinh sẽ nhiều hơn một ngả.
Sau 3 tháng, bà quyết định viết đơn xin nghỉ việc vì muốn được học hỏi nhiều điều hơn nữa ở nơi khác thì bất ngờ được cấp trên giữ lại với đề nghị làm quản lý cho một nhóm nhỏ. Đây chính là một trong những cột mốc quan trọng trong đời bà.
Cho đến giờ, bà vẫn không thể lý giải nổi tại sao lãnh đạo lại đột ngột tin tưởng giao phó nhiệm vụ quan trọng ấy cho mình.
"Có thể là do chữ viết của tôi không tồi, hoặc cũng có thể là bởi lá đơn xin thôi việc của tôi quá cảm động chăng? Tôi rất biết ơn các vị lãnh đạo vì họ đã thu nhận tôi, cho tôi có thêm cơ hội rèn luyện bản thân", Chu Quần Phi từng chia sẻ.
Xuất phát điểm là một công nhân trong xưởng chế tạo kính đồng hồ, Chu Quần Phi thấu hiểu quá trình chế tạo kính cũng như những khó khăn vất vả trong nghề. Nên khi ở vị trí quản lý của cả một công ty, bà luôn có cái nhìn đầy cảm thông với đội ngũ công nhân viên.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù đã có lực lượng công nhân lành nghề lên tới 60,000 đến 80,000 người, bà vẫn luôn giữ thói quen trực tiếp đến nhà máy kiểm tra chất lượng các sản phẩm, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của từng chi tiết trước khi xuất xưởng.
Một quản lý nhà máy chia sẻ, đôi khi vị CEO này còn đích thân tham gia vào dây chuyền sản xuất để đảm bảo không có sai sót gì trong quá trình chế tạo. Chính vì thế, sản phẩm của Lens Technology luôn dành được chỗ đứng trên thị trường.
Từng muốn chấm dứt cuộc sống
Sau nhiều năm gắn bó cũng như cống hiến những thành tựu nhất định cho công ty, Chu Quần Phi quyết định ra đi tìm một chân trời mới. Năm 1993, bà Chu tiết kiệm được 20.000 đô la Hong Kong (khoảng 2.500 USD) và khởi nghiệp với công ty đầu tiên cùng với các thành viên trong gia đình.
Bà Chu cùng 7 người anh em họ cùng làm việc và sinh hoạt trong một ngôi nhà có 3 phòng ngủ trong suốt 4 năm. Ngôi nhà đồng thời cũng chính là công xưởng in ấn, đóng gói của công ty.
Thời gian đầu, Chu Quần Phi phải vất vả tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, không ít lần, bà nhận lại sự lạnh nhạt và những lời từ chối, thậm chí có những nơi cô còn chưa kịp trình bày đã bị bảo vệ đuổi.
Bà từng chia sẻ, có lẽ vì bản thân đã bị từ chối quá nhiều, nên cho đến nay Quần Phi không biết cách từ chối người khác. Cô luôn lắng nghe người khác nói rồi mới thận trọng đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, rồi công việc cũng dần tốt lên, bà phải thuê thêm nhân công khi các khách hàng lần lượt tìm đến. Đó cũng là khoảng thời gian nữ tỷ phú này từng phải bán nhà 2 lần để trả tiền công nhân.
Một thập kỷ sau đó, bà Chu đã xây dựng nên một công ty sản xuất màn hình điện thoại với 1.000 nhân công.
Năm 2003 là thời điểm đen tối nhất trong sự nghiệp của Chu Quần Phi, sau khi bà đánh bại một công ty đối thủ và giành được hợp đồng với Công ty Motorola.
"Một đối thủ đã ghen tỵ. Họ đã liên kết với đơn vị cung cấp nguyên liệu thô để cố loại tôi ra khỏi cuộc chơi. Nhà cung cấp nguyên liệu đã đặt ra yêu cầu rất cao và buộc Lens Technology phải thanh toán toàn bộ chi phí trước khi giao nguyên liệu", Chu Quần Phi nhớ lại. Bà đã phải bán nhà và nhiều tài sản giá trị khác nhưng vẫn không thể đáp ứng yêu cầu của đối tác.
"Tôi gần như đã tuyệt vọng. Đứng ở bậc thềm ga Hung Hom, Hong Kong, tôi đã định tự tử với suy nghĩ mọi rắc rối sẽ biến mất khi mình chết đi, song một cuộc điện thoại của con gái đã khiến tôi thức tỉnh. Vì gia đình và vì nhân viên của mình, tôi không được phép bỏ cuộc", Chu Quần Phi nhớ lại những ngày tháng khó khăn.
Sau sự giúp đỡ của Motorola, bà đã vượt qua khó khăn về tài chính này và đưa Lens Technology trở thành công ty chuyên cung cấp màn hình điện thoại cảm ứng cho các hãng điện tử lớn trên thế giới như HTC, Nokia và sau đó là Samsung...
Năm 2007, Apple chọn Lens Technology làm nhà cung cấp màn hình cảm ứng. Lens Technology đã có bước phát triển thần kì với hơn 74.000 công nhân và 32 nhà máy ở 7 vùng khác nhau của Trung Quốc. Năm 2018, theo thống kê của Forbes, giá trị của Lens Technology đã đạt 11,4 tỷ USD với 82.000 nhân viên trên khắp Trung Quốc. Số tài sản tiếp tục được củng cố lên mức 15,1 tỷ USD, theo thống kê của Forbes tính đến ngày 1/10/2020.
Bà luôn hãnh diện nói rằng quãng thời gian khó khăn thời niên thiếu là nguồn động lực giúp bà đạt được thành công.
Luôn được ca ngợi về tính cách "thu hút và khiêm tốn" khi thường giữ im lặng trong hầu hết các cuộc họp, tuy nhiên, khi bắt đầu nói, "khí chất" tỏa ra từ người phụ nữ này quả thật không tầm thường.
"Tôi thực chất không được mọi người biết tới nhiều, nhưng thế hóa ra lại là điều tốt. Bởi theo tôi, quan trọng là biết cách giữ mình khi đã đạt tới thành công và biết tự động viên bản thân khi tình hình trở nên bất lợi", bà chia sẻ.
Câu chuyện của Chu Quần Phi là một bằng chứng cho thấy nghèo đói không thể là rào cản cho ước mơ. Đối với nhiều người, Chu Quần Phi như một biểu tượng của tia sáng hy vọng cho nhiều công ty khởi nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm vị trí của mình trên các thị trường lớn. Qua đó, bà vẫn không ngừng xây dựng và nỗ lực trong những chặng đường tiếp theo để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp trong nước cùng tiến bộ.
Austin Russell: Bỏ học, xem youtube để trở thành tỷ phú trẻ nhất hành tinh Hồng Hạnh15:49:58 02/08/2021Russel sinh vào ngày số Pi 14/3/1995 tại California (Mỹ). Từ thuở bé, ông đã bộc lộ tố chất thần đồng. Ông thuộc lòng bảng tuần hoàn các nguyên tố vào tuổi lên hai. Khi học lớp 6, ông tự mình biến máy chơi game Nintendo DS thành điện thoại di động do...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo