Bà Phương Hằng bị lừa 40 tỷ, cảnh báo cư dân mạng, mở họp fan ở châu Âu
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Chắc hẳn ai cũng từng nghe về việc chơi hụi. Tuy nhiên nhiều người có lẽ vẫn còn thắc mắc về "trò chơi" này, liệu nó là gì mà thỉnh thoảng lại nghe về những vụ vỡ hụi lên đến hàng chục, thậm chí là cả trăm tỷ đồng.
Chơi hụi là gì?
Chơi hụi (hay còn gọi là họ, phường) là một hình thức giao dịch về tài sản (chủ yếu là tiền) dựa trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp lại với nhau cùng ấn định ra số lượng, thời gian, số tiền (hoặc tài sản khác tùy theo), thể thực góp, lĩnh hụi , quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham gia.
Khi chơi hụi, sẽ có một người đứng ra làm chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi (con hụi ). Thông thường mỗi nhóm hụi sẽ có từ 10 người trở lên. Chủ hụi sẽ có trách nhiệm thu tiền (hoặc tài sản) của con hụi, thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi...Có 2 hình thức chơi hụi phổ biến.
Hình thức đầu tiên là hụi không phí không lãi
Người tổ chức gọi là chủ hụi, mời mọi người, vốn là bạn bè, thân hữu đã biết nhau, cùng chơi hụi.
Ví dụ có 12 người, mỗi tháng mỗi người góp 10 triệu. Tổng cộng là 120 triệu.
Mỗi tháng sẽ có một người được nhận khoản tiền này để dùng làm vốn hay chi tiêu.
Mỗi hụi sẽ có cách để xác định người được nhận tiền trong tháng đó,thường là bằng hình thức rút thăm, hoặc xác định ai cần tiền khẩn cấp hơn.
Người nhận tiền trong tháng đó, còn lại là người hốt hụi sẽ trả 1 khoản tiền cho việc họp mặt. Và lần lượt ai cũng có được hốt hụi.
Hình thức hụi này, chỉ tồn tại trong những nhóm bạn rất thân nhau.
Hình thức thứ hai có phí (còn gọi là thảo) cho chủ hụi.Số tiền thảo bằng từ 5%-20% số tiền hụi hàng tháng của một hội viên.
Ví dụ hụi gồm 12 người, kể cả chủ hụi. Mỗi người về cơ bản sẽ đóng góp 1 triệu/ hàng tháng. Ai muốn rút phải kêu giá. Và người nào kêu giá cao nhất sẽ được hốt hụi. Người đó phải trả 200.000 đồng cho chủ hụi là người có công tổ chức hoặc 500.000 đồng cho chủ hụi là người có công tổ chức và chịu trách nhiệm về rủi ro khi bể hụi.
Giả sử người trúng tháng 1 kêu giá 110.000, tức là trong tháng 1, những hội viên khác chỉ phải đóng = 1.000.000 - 110.000 = 890.000 đồng. Tức là người trúng tháng 1 sẽ từ 11 hội viên còn lại số tiền hụi là = 11*890.000. Người hốt hụi còn phải chi trả 200.000 cho chủ hụi, nên số tiền của người tháng 1 sẽ nhận là = 11*890.000 - 200.000 = 9.590.000. Sau khi đã hốt hụi tháng 1, thì kể từ tháng 2, người này phải đóng tiền hụi với số tiền: 1.000.000 đồng / tháng.
Giả sử rằng số tiền kêu hụi vào các tháng lần lượt là 100.000 đồng (tháng 2), 90.000 đồng (tháng 3), 80.000 đồng (tháng 4), cho đến 10.000 đồng (tháng 11), và 0 đồng vào tháng 12.
Chúng ta hãy phân tích dòng tiền người rút tháng 3:
Vào tháng 1: Do anh tháng 1 kêu giá 110.000 nên anh tháng 3 chỉ đóng 890.000 đồng trong tháng 1.
Vào tháng 2: Do anh tháng 2 kêu giá 100.000 nên anh tháng 3 chỉ đóng 900.000 đồng trong tháng 2.
Vào tháng 3: anh này rút được: 2 phần 1 triệu của anh tháng 1, anh tháng 2, và 9 phần * 910.000 đồng (tháng 3 tiền hụi là 9,000 đồng), trừ 200.000 phí. Tổng cộng anh trong tháng 3 = 2 * 1.000.000 9 * 910.000 - 200.000 = 9.990.,000
- Từ tháng 4 đến tháng 12: mỗi tháng anh này đóng tiền hụi chết: 1.000.000 đồng.
- Áp dụng công thức IRR, chúng ta sẽ tính được lãi suất của dòng tiền này là: 2,04%/tháng.
Khi chơi hụi có tính tương trợ thì người nào cần tiền tháng nào thì hốt hụi vào tháng đó. Đây chính là hiệu quả lớn nhất của việc chơi hụi.
Tuy vậy, chúng ta cùng cần phải phân tích Tỷ suất sinh lợi vào từng tháng, để xem tháng nào là rút hụi là lợi nhất.
Những vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng làm rúng động dư luận, vì đâu nên nỗi?
Mới đây tại Hà Tĩnh xảy ra vụ bể hụi lên đến 40 tỷ đồng. Lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đang vào cuộc làm rõ đơn tố cáo của hàng trăm người dân ở huyện Kỳ Anh về việc bị bà H.T.T (sinh năm 1988) lừa đảo theo hình thức góp hụi biến tướng.
Hay tại Đồng Nai vào đầu tháng 6/2023, tại cơ quan chức năng, một chủ hụi khai từ năm 2018 đến khi tuyên bố vỡ nợ đã gom tiền hụi của khoảng 500 lượt người dân và một số người quen để làm ăn. Tổng số tiền mượn, gom hụi đến nay vào khoảng 80 tỉ đồng.
Số tiền trên người này cho một số người vay đáo hạn và cho bạn bè mượn làm ăn, nhưng sau đó bị giật luôn. Bị hụt tiền, người này phải lấy giấy chủ quyền nhà, đất mang cầm cố ngân hàng để lấy tiền trả hụi.
Hai năm qua người này không làm ra tiền trong khi tiền trả hụi, trả vay mượn bên ngoài và lãi ngân hàng quá lớn, có tháng lên đến gần 900 triệu đồng. Thấy không còn khả năng trả nợ, người này buộc phải tuyên bố vỡ nợ.
Đây là 2 trong số rất nhiều những vụ vỡ hụi khiến con hụi điêu đứng vì đã góp vào số tiền lớn, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng cho chủ hụi.
Chơi hụi là hình thức huy động vốn nhanh, lãi suất hấp dẫn nên thu hút đông đảo người tham gia. Tuy nhiên nhiều người khi chơi chưa tìm hiểu kỹ cách thức, nhẹ dạ cả tin vào những đối tượng chủ hụi. Những việc này đã vô tình tạo sơ hở cho các chủ hụi thực hiện hành vi gian dối.
Tại nhiều địa phương, cơ quan chức năng cảnh báo về tình trạng vỡ hụi. Đây cũng được coi là một hình thức lừa đảo và sẽ bị xử lý theo luật pháp quy định, tùy vào mức độ tài sản gây thiệt hại.
Việc vỡ hụi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm tan cửa nát nhà nhiều gia đình, thậm chí còn làm xảy ra những việc thương tâm. Để hoạt động của hình thức góp hụi đúng với mục đích và quy định của pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về cách thức hoạt động, đối tượng được phép tổ chức hụi , các nguyên tắc tổ chức.
Theo đó có những nguyên tắc được quy định gồm: Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự; Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ; Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, Theo quy định tại Nghị định 19/2019 thì chủ hụi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định nếu dây hụi có giá trị thấp và chủ hụi chỉ mở một dây thì không phải báo cáo chính quyền. Tuy nhiên, nếu tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên, tổ chức từ hai dây hụi trở lên, chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi.
Bà Phương Hằng bị khịa "bí content", Nguyễn Sin - Hàn Ni chán rời drama? Thảo Mai21:34:35 18/12/2024Sau khi ra tù, cuộc sống của cả bà Hằng và Hàn Ni đều nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nếu Hàn Ni tiếp tục chọn hướng giảng dạy thì bà chủ Đại Nam lại rời quê sang châu Âu định cư.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo