Che nắng bộ đội quốc tang: nghẹn lòng tình quân dân, tự hào tinh thần dân tộc
Trong hành trình tiễn đưa cố TBT từ Nhà tang lễ Quốc gia về nơi yên nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch, đã có hàng ngàn người dân tập trung dọc theo các con phố nơi đoàn xe đưa linh cữu đi qua để tiễn biệt người trên đoạn đường cuối cùng.
Cũng đã có không ít cảnh tượng khiến nhiều người cảm động. Mới đây, một đoạn video được đăng tải đã ghi lại hình ảnh người bộ đội đang đứng làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ an ninh tuyến đường nơi đoàn xe đưa linh cữu đi trong qua nhiều giờ đồng hồ dưới cái nắng gay gắt của Hà Nội. Cảm động trước sự vất vả, tận tâm này, một nam thanh niên từ phía sau đã chủ động mang ô của mình che cho người chiến sĩ và chấp nhận chịu nắng, thậm chí nhẹ nhàng lấy khăn giấy thấm bớt mồ hôi trên gáy.
Và điều khiến người ta càng bất ngờ và cảm động hơn, là đã có một người khác lấy ô của mình che cho nam thanh niên đó. Một việc làm dù nhỏ thôi, chẳng cần ngôn từ hoa mỹ nhưng cũng có thể khiến người ta thổn thức trước tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái thấm trong từng trái tim con người Việt Nam.
Rất nhiều người sau khi xem xong đoạn video đã không khỏi xúc động, "Thước phim nhỏ nhưng lan toả tinh thần dân tộc lớn. Tự hào khi là người Việt Nam", "Một trái tim ngừng đập nhưng đã rung lên hàng triệu trái tim yêu nước. Trong cả tuần này vẫn luôn cảm động trước những đoạn phim nhỏ như này", "Đây chính là dân tộc thân yêu của tôi, tôi sẽ luôn tự hào nói về Việt Nam mình như vậy với bất cứ ai."
Không chỉ vậy, một hình ảnh viral khác về bác xe ôm công nghệ cũng được chia sẻ rầm rộ trước đó khiến CĐM ấm lòng. Cụ thể, nhân vật đó là ông Trịnh Nghĩa Dũng - một người tài xế xe ôm công nghệ đã tắt ứng dụng đặt xe để đưa đón miễn phí nhiều người tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Dũng chia sẻ: "Sự ra đi của Tổng Bí thư là niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào cả nước cũng như bạn bè quốc tế. Chính vì vậy mà tôi cũng muốn giúp chút sức nhỏ của mình cho mọi người. Tôi cứ vậy đi ngoài đường, ai hỏi chở đi viếng Tổng Bí thư là tôi sẵn sàng chở miễn phí ngay. Trong chiều nay tôi cũng chở khoảng 10 người rồi."
Chứng kiến dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cái nóng oi ả của Hà Nội, nhiều hộ gia đình đã cùng nhau góp tiền để mua những chia nước phát miễn phí cho mọi người. Chỉ là một hành động nhỏ nhưng với nhiều người, đó là cả một tấm lòng nhằm tôn lên tình đồng bào cao cả của người Việt Nam bao đời nay. Những chiếc quạt máy hay quạt giấy đã được huy động để phục vụ dòng người xếp hàng chờ viếng vị Tổng Bí thư đáng kính của người dân Việt Nam. Sau khi những nghĩa cử cao đẹp của người dân Việt Nam với nhau trong 2 ngày Quốc tang được lan truyền rất nhiều bạn bè quốc tế đã để lại dòng chữ "respect" (sự tôn trọng).
Những hành động trên chẳng phải vì vụ lợi cho cá nhân mà nó mang đến ý nghĩa cộng đồng. Chỉ từ những chiếc bánh mì, chai nước nhưng nó mang đầy ý nghĩa của người dân Việt Nam dành cho nhau. Chị Ngân (41 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) cho biết: "Tôi cùng bạn đã đi từ công ty đến nhà tang lễ, với hy vọng được kính viếng Bác một lần. Do đi vội quá nên chúng tôi cũng chưa ăn uống gì. Khi xếp hàng ở đây khoảng 2 tiếng, chúng tôi cảm thấy rất đói và khát. May mắn nhận được nước bánh miễn phí đã giúp cho chúng tôi cảm thấy đỡ đói. Tôi cảm thấy đây là hành động rất nhân văn và ý nghĩa".
Ở mỗi nơi mà bác TBT đi qua, điều có tiếng hô hào tiễn biệt tự hào, xen lẫn đau thương của nhân dân thủ đô, "Bác Nguyễn Phú Trọng muôn năm". Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm ngày tang lễ thứ 2, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông đã có đông đảo người dân xếp hàng dài chờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Tổ chức lễ tang đã phân luồng các đoàn vào viếng Tổng Bí thư. Một bên là các đoàn cơ quan, tổ chức vào viếng theo thứ tự đã đăng ký, một bên là luồng vào viếng của người dân thì nối tiếp nhau như dòng chảy, liên tục không ngừng.
Có mặt tại tuyến đường Nguyễn Công Trứ, đoạn gần phố Hàng Chuối, chúng tôi nghe tiếng bật khóc nức nở của một cụ ông: "Bác đi rồi sao, bác ơi. Thương bác quá" Khi lại gần thì thấy cụ ông điều khiển xe máy nhưng đang bó nẹp ở lưng do mổ đốt sống lưng cách đây ít năm, chân cụ cũng yếu, phải dùng nạng để di chuyển. Đó là cụ Nguyễn Văn Thịnh (SN 1946), trú phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cạnh bên, cụ bà Trần Thị Nghị (SN 1946), vợ ông Thịnh cũng rơm rớm nước mắt.
Một người phụ nữ khóc nghẹn: "Bác Trọng ơi, bác đi nhé" khi linh xa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua
"Bà là thanh niên xung phong, thương binh 61%, còn ông là công nhân, cách đây 4 năm vừa mổ lưng nên cứ phải đeo nẹp như thế. Hôm qua vợ chồng tôi đi viếng nhưng chưa được vào. Hôm nay quay lại tưởng là vào được, nhưng xếp hàng dài thế này mà sức khoẻ ông nhà tôi yếu, nên thôi cũng đành đứng ngoài vái vọng vào", cụ Nghị nghẹn ngào.
Ở góc phố Trần Thánh Tông, cô Nguyễn Thị Huệ cùng con gái đưa hai cháu ngoại vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. "Cô bán hàng đêm nên từ hôm qua đến giờ đã ngủ đâu, 5h gọi hai cháu gái dậy và đến đây xếp hàng", cô Huệ chia sẻ. Dù thời tiết nắng nóng oi bức, xếp hàng lâu, nhưng mấy mẹ con bà cháu đều hết sức trang nghiêm, bước từng bước thành kính trong dòng người vào Nhà tang lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư.
10h30, dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài lặng lẽ, nhiều người mồ hôi chảy ròng ròng, lưng áo ướt đẫm. Trong niềm tiếc thương vô hạn, nhiều người không cầm được nước mắt. Ban Tổ chức Lễ tang trân trọng gửi lời cảm ơn các tầng lớp nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hai ngày qua đã đến viếng, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lộ trình dự kiến đưa linh cữu TBT về nơi an nghỉ, người dân chờ viếng từ khuya An Nhi13:53:21 26/07/2024Từ rạng sáng đã có hàng dài người dân xếp hàng, đợi đến lượt vào viếng. Có những người vượt cả trăm, cả nghìn cây số. Họ thuộc tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tuổi tác, vùng miền. Tất cả đều mang theo tấm lòng biết ơn, thành kính.
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo