Tống Mỹ Linh bị ung thư vẫn thọ hơn 100 tuổi, hóa ra là nhờ những thói quen này?
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Không nhiều người biết rằng, Charleroi (Bỉ) được xem là " thành phố xấu nhất thế giới". Tuy nhiên, nhiều du khách hiếu kỳ vẫn tới đây để khám phá những điều đặc biệt của nơi đây.
Với những tòa nhà vô chủ và các nhà máy bị bỏ hoang, năm 2009, thành phố Charleroi ở Bỉ từng một tờ báo địa phương tại Hà Lan gọi với cái tên "thành phố xấu xí nhất". Thời gian trôi qua, dần dần người dân ở đây cũng quen gọi thành phố với cái tên này.
Không ai chính thức công nhận biệt danh này cho Charleroi. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm cụm từ "thành phố xấu nhất thế giới", bạn sẽ thấy cái tên này xuất hiện đầu tiên. Biệt danh không mấy hay ho này được độc giả của tờ De Volkskrant (Hà Lan) đặt cho Charleroi vào năm 2008. Qua thời gian, mọi người cũng dần quen gọi thành phố bằng cái tên này.
Ấn tượng đầu tiên khi tới thành phố này là những tòa nhà cao tầng, nhà máy bỏ hoang. Trong quá khứ, Charleroi từng là trung tâm ngành công nghiệp khai thác than của đất nước. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp này đi qua thời hưng thịnh, các nhà máy đã bị bỏ hoang, để lại "vết sẹo xấu xí" cho Charleroi.
Thời kỳ bùng nổ của Charleroi vào khoảng năm 1830 khi Bỉ bước vào công nghiệp hóa. Giai đoạn này chứng kiến sự bùng nổ của than đá. Ngành công nghiệp này phổ biến đến nỗi Bỉ được gọi là "đất nước đen". Đến sau những năm 1950, dầu mỏ trở thành nhiên liệu chủ đạo. Ngành công nghiệp của Bỉ chuyển dịch sang phía bắc, bỏ lại Charleroi hoang tàn với những tòa nhà cũ kỹ.
Ngày nay, ở thành phố xấu nhất thế giới vẫn còn khoảng 416.000 người sinh sống. Nhịp sống khá ảm đạm và thành phố gần như lúc nào cũng bị bao trùm trong sự tĩnh lặng. Trong một lần ghé thăm Charleroi, phóng viên của Brussels Times kể: "Khi tôi bước đi, những tiếng động duy nhất phá vỡ bầu không khí im lặng này là tiếng chó sủa, tiếng còi cảnh sát và tiếng la hét từ những thanh niên đang bị cảnh sát hỏi thăm".
Việc bị đặt tên "thành phố xấu nhất thế giới" hóa ra không phải điều quá tệ với Charleroi. Nhiều người nhận ra tiềm năng hút khách của cái tên ấy, ví dụ Nicolas Buissart. Ông đã mở ra các chuyến tham quan thành phố quê hương của mình.
Nicolas Buissart cho biết: "Cái tên đó là một cơ hội tiếp thị hoàn hảo. Nếu bị đánh giá là thành phố xấu xí, hãy trở thành thành phố xấu xí nhất". Nicolas lập ra công ty tour Charleroi Adventure với lượng khách khá khả quan. Ban đầu, chính quyền và người dân không thích điều này. Tuy nhiên, về sau, họ lại thích những điều Nicolas đem lại.
Ông kể: "Lúc trước, họ nghĩ tôi đang tuyên truyền hình ảnh Charleroi là thành phố khiến người ta phải trầm cảm". Nỗ lực quảng cáo cái xấu xí đã khiến Charleroi trở thành điểm du lịch hút khách. Khi tham gia tour, các du khách được chiêm ngưỡng những tàn tích của ngành công nghiệp than và một số tòa nhà bỏ hoang. Nếu thời tiết thuận lợi, họ còn tổ chức cho các nhóm đến bờ sông cắm trại.
Ở Charleroi vẫn có những địa điểm khiến người ta thích thú như Bảo tàng Jules Destree. Đây là nơi tập hợp các tài liệu cỏ và tác phẩm nghệ thuật của thành phố. Bộ sưu tập kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20.
Bên cạnh đó, tòa thị chính ở Charleroi cũng được cho là tòa nhà quyến rũ nhất thành phố. Tòa nhà có sự pha trộn giữa kiến trúc cổ điển và nghệ thuật trang trí đầy nổi bật.
Đặc biệt, khi đến Charleroi, bạn không thể bỏ lỡ chuyến tham quan đến Tháp chuông Belfry - di sản được UNESCO công nhận.
Tháp chuông này là một phần của City Hall Charleroi, được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph André vào năm 1936. Một sự kết hợp hoàn hảo của cổ điển và nghệ thuật trang trí trong kiến trúc, nó được xây dựng bằng đá xanh và trắng, cao 70 mét. Tòa tháp nổi tiếng với 47 tiếng chuông phát ra giai điệu của một bài hát nổi tiếng của Jacques Bertrand.
Hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực dọn dẹp các khu vực bị xuống cấp của thành phố bằng cách chuyển đổi những tòa nhà cũ thành bảo tàng và trung tâm giáo dục, đồng thời xây dựng các tuyến đường riêng dành cho xe đạp.
Những địa điểm bí ẩn, cấm con người đặt chân đến, vĩnh viễn không được mở ra Thảo Mai17:55:45 08/05/2024Trên thế giới, nhiều địa điểm bị xét vào danh sách tuyệt đối cấm người lạ có ý định tiếp cận hoặc cấm mở ra, thậm chí, một bộ phận công chúng còn không biết đến sự tồn tại của những địa điểm này.
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo