JetBlue: Phát hiện hai người qua đời trong khoang bánh đáp, lộ điểm bất thường?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới phải đối mặt với một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên phạm vi quốc tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết từ ngày 13/5 - 2/6, các cơ quan y tế đã ghi nhận 780 ca mắc đậu mùa khỉ tại 27 quốc gia mà căn bệnh này không phải đặc hữu.
Điều cần lưu ý là ở những nước mà bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh đặc hữu, chỉ 1 ca mắc bệnh cũng được coi là bùng phát ổ dịch.
WHO cảnh báo virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể tiếp tục lây lan và sẽ có thêm nhiều nước khác báo cáo các trường hợp mắc bệnh này. Đáng chú ý, ở một số nước, nhiều ca mắc đậu mùa khỉ ghi nhận mới đây không có tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Điều này cho thấy virus gây bệnh có thể đã âm thầm lây lan.
Một số nhà khoa học suy đoán rằng virus đậu mùa khỉ có thể đã âm thầm lưu hành trong nhiều năm trước khi nó đột ngột xuất hiện trên toàn thế giới.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm di truyền đang khẩn trương tìm kiếm manh mối để giải thích tại sao một loại virus đã được tìm thấy ở Tây Phi nửa thế kỷ trước và thường không dễ lây lan từ người sang người lại xuất hiện đáng lo ngại như vậy trong tháng qua.
Tiến sĩ Rosamund Lewis, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới về bệnh đậu mùa ở khỉ cho biết: "Có thể đã có sự lây truyền không được phát hiện trong một thời gian dài. Chúng tôi không biết việc này đã diễn ra bao lâu, có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm."
Trước đó, ngày 3/6, WHO đã triệu tập cuộc họp trực tuyến với hơn 500 chuyên gia và 2.000 người tham gia thảo luận, chia sẻ các kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ cũng như các ưu tiên nghiên cứu.
Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu lâm sàng về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ và phương pháp điều trị, cũng như nghiên cứu về dịch tễ học và sự lây truyền của virus gây bệnh.
Theo WHO, sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang xảy ra ở một số quốc gia nơi loại virus này thường không được tìm thấy. Một số trường hợp này đang được tìm thấy trong cộng đồng những người đồng tính nam, song tính luyến ái và những người đàn ông khác có quan hệ tình dục đồng giới. Người chuyển giới và đa dạng giới cũng có thể dễ bị tổn thương hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát hiện nay.
Theo WHO, 66 người đã tử vong do bệnh đậu mùa khỉ ở các quốc gia châu Phi vào năm 2022.
Giáo sư Van Ranst cho biết những ngày sắp tới của đợt bùng phát sẽ rất quan trọng để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ. Nếu vào tuần tới, số ca mắc chỉ tăng lên khoảng 1.000, đây sẽ là dấu hiệu tốt cho việc kiểm soát toàn cầu đối với virus. Tuy nhiên, nếu số ca mắc đạt 4.000, điều này cho thấy đợt bùng phát khó có thể nằm trong tầm kiểm soát.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Thời gian ủ bệnh:
Thông thường sau khi nhiễm virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.
Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.
Thời kỳ toàn phát bệnh đậu mùa khỉ:
- Các triệu chứng bao gồm sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội, đau mỏi lưng, các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi uể oải, nổi hạch.
Sau khi có biểu hiện sốt từ 1 đến 3 ngày, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt), lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%), miệng, mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc), cơ quan sinh dục ngoài...
- Các nốt phát ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ, sau đó khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.
- Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.
- Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: Người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém... Đặc biệt, một số trường hợp có thể bị biến chứng.
Biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ
Các biến chứng thường gặp của bệnh này như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3-6%.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Tuy nước ta chưa có bệnh đậu mùa khỉ nhưng cần cảch giác và tránh hoang mang lo sợ quá mức. Việc cảnh giác và phòng bệnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám bệnh và cách ly.
- Cần thường xuyên thực hiện ăn chín, uống chín. Chỉ ăn thịt động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
- Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly ngay lập tức và tránh tiếp xúc với người lành.
Trước diễn biến của đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh phải đối mặt với một dịch bệnh khác hậu COVID-19. Các quan chức y tế ở Vương quốc Anh đang xây dựng một mạng lưới rộng khắp để nhanh chóng tìm kiếm các ca mắc mới, ngoài ra đưa kèm khuyến nghị: "Nguy cơ đối với dân số Anh vẫn ở mức thấp, nhưng chúng tôi yêu cầu mọi người cảnh giác với bất kỳ loại phát ban hoặc tổn thương mới nào có thể xuất hiện như đốm, vết loét hoặc mụn nước, trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể".
Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đã kích hoạt đội đặc nhiệm khẩn cấp chống bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có việc mở rộng nhanh chóng sản xuất vaccine.
Khi thế giới vẫn đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19, các chuyên gia cảnh báo rằng những loại virus mới nổi là không thể tránh khỏi trong những năm tới và cần giám sát tốt hơn để đón đầu các mầm bệnh mới tiềm ẩn.
Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần đặc biệt lưu ý Hoàng Anh11:51:03 31/07/2022Tuần rồi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng cần được quốc tế quan tâm (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ - mức cảnh báo cao nhất của WHO. Đã có hơn 20.000 ca nhiễm được phát hiện ở hơn...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo