Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Theo Thanh sử, dưới thời vua Càn Long, những vụ án văn chương xảy ra nhất nhiều. Trong đó, không thể không kể đến 2 vụ nổi tiếng nhất là " Hắc mẫu đơn thi" và " Nhất lâu thi tập".
Năm hai mươi tuổi, Càn Long đã tập hợp những bài thơ, bài văn của mình thành cuốn "Lạc Thiện Đường tập". Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Càn Long đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, cho mở khoa thi bác học Hồng Từ để tuyển chọn văn tài. Là một vị hoàng đế rất yêu thi phú, Càn Long đã sáng tác tổng cộng hơn 40.000 bài thơ.
Bên cạnh Càn Long luôn có hai vị đại thần giữ nhiệm vụ chỉnh sửa văn, thơ, chiếu chỉ cho hoàng đế. Hai người này là Kỷ Hiều Lam và Thẩm Đức Tiềm, đều là những danh sĩ nổi tiếng học rộng, tài cao. Về sau Thẩm Đức Tiềm qua đời, một đại thần khác là Lương Thi Chính thế vào vị trí đó.
Thẩm Đức Tiềm (1673-1762) thi nhân sống vào thời Càn Long, hiệu là Quy Ngu. Ông người Trường Châu (tỉnh Giang Tô). Thẩm Đức Tiềm đỗ tiến sĩ thời Càn Long, từng giữ các chức Biên tu quan, Nội các học sĩ kiêm Thị lang bộ Lễ.
Khi còn làm quan, Thẩm Đức Tiềm đã tập hợp những sáng tác trong 60 năm của mình, biên tập thành cuốn "Quốc triều thi biệt tài tập". Ông dâng lên và thỉnh cầu Càn Long viết lời tựa cho tập thơ.
Càn Long đọc tập thơ của Thẩm Đức Tiềm, liền phát hiện ra trong đó có rất nhiều bài thơ chứa từ ngữ bị cấm. Thậm chí, còn có những bài thơ nhắc tới Thân Quận Vương Dận Hi (chú của Càn Long), nhưng lại trực tiếp dùng tên tục Dận Hi để xưng hô, điều này dưới thời phong kiến bị coi là phạm húy.
Càn Long tuy tức giận, nhưng vì mến mộ tài năng của Thẩm Đức Tiềm nên cũng cho qua, không trừng phạt. Tuy nhiên, Càn Long sau đó không trọng dụng Thẩm Đức Tiềm nữa.
Sau khi Thẩm Đức Tiềm chết, Càn Long đã ra lệnh tìm kiếm tất cả những bài thơ do Thẩm Đức Tiềm sáng tác, mang về đọc.
Càn Long lúc này mới phát hiện, tất cả những bài thơ do mình sáng tác, giao cho Thẩm Đức Tiềm chép lại, lẽ ra không được truyền ra ngoài khi chưa được phép, lại được biên tập và cất giấu trong nhà của Thẩm Đức Tiềm. Đáng giận hơn, dưới những bài thơ đó, ông ta còn đề thêm 3 chữ "đại đế tác" (thay vua làm).
Chưa hết, trong "Quy Ngu thi tập" mà Thẩm Đức Tiềm sáng tác, Càn Long còn đọc được một bài thơ có tựa đề "Hắc mẫu đơn thi". Có hai câu thơ miêu tả về hoa mẫu đơn màu đen, như sau:
"Đoạt chu phi chính sắc
Dị chủng diệc xưng vương"
Có nghĩa là:
"Cướp màu đỏ của hoa mẫu đơn thì không phải là màu sắc chính
Giống hoa quái lạ mà cũng được coi là vua của mẫu đơn".
Về nghĩa đen là như vậy, nhưng Càn Long lại cho rằng, thơ của Thẩm Đức Tiềm cố ý nói bóng gió chuyện nhà Thanh cướp giang sơn của họ Chu (nhà Minh). Ngoài ra, còn xúc phạm tộc Mãn Châu.
Càn Long vì vậy vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh quật mộ, chém đầu cái xác của Thẩm Đức Tiềm. Tất cả con cháu của Thẩm Đức Tiềm đều bị bắt đi đày.
Lại có một vụ án văn chương nổi tiếng khác là "Nhất lâu thi tập" của một danh sĩ nổi tiếng tài hoa ở Dương Châu, tên Từ Thuật Quỳnh. Trong tập thơ có một bài tên là "Chính Đức bôi thi".
Bài thơ miêu tả cái chén rượu Chính Đức, tuy nhiên, Chính Đức cũng là niên hiệu của hoàng đế Minh Vũ Tông nhà Minh. Có hai câu thơ như sau:
"Đại minh thiên tử trùng tương kiến
Thả bà hồ nhi các bán biên"
Có nghĩa là:
"Nếu được gặp vị vua anh minh thêm một lần nữa
Thì xin bỏ cái bầu rượu kia qua một bên"
Bài thơ này lại bị Càn Long hiểu theo nghĩa phản loạn như sau, "thả bà hồ nhi" có nghĩa là đánh đuổi bọn rợ Hồ (ám chỉ nhà Thanh) ra khỏi biên giới, để được "trùng tương kiến", gặp lại thiên tử nhà Minh.
Phần mộ của Từ Thuật Quỳnh sau đó bị Càn Long sai quật lên, con cháu đều bị đi đày hoặc bắt đi sung quân.
Theo thống kê, dưới thời Càn Long, án văn tự xảy ra rất nhiều, có tất cả 2320 loại sách bị cấm, 345 loại sách bị thiêu hủy, 476 loại sách bị chỉnh sửa nội dung.
Vì lo lắng những tác phẩm có tư tưởng "phản Thanh phục Minh" như vậy quá nhiều, không thể kiểm soát nổi. Càn Long đã nghĩ ra cách cho biên soạn một bộ sách khổng lồ, gọi là Tứ khố toàn thư, tổng hợp tất cả sách vở mọi lĩnh vực trong thiên hạ từ xưa đến nay.
Trong quá trình tổng hợp và biên soạn Tứ khố toàn thư, nếu phát hiện ra cuốn sách nào có câu chữ chưa phù hợp hoặc chưa từ ngữ phản loạn thì đều cho chỉnh sửa lại hoặc bị đốt bỏ hết.
Tứ khố toàn thư là bách khoa lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bộ sách này được hoàng đế Càn Long giao cho 361 học giả biên soạn, chịu trách nhiệm chính là Kỷ Hiểu Lam, ngoài ra còn có những Đại học sĩ như Lưu Thống Huân, Vũ Mẫn...
Tứ khố toàn thư gồm 4 phần chính, là Kinh, Sử, Tử, Tập. Bộ sách tập hợp trên 10.000 bản thảo từ các sách vở của những triều đại phong kiến Trung Quốc. Bao gồm tất cả các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, triết học và văn học nghệ thuật.
Tứ khố toàn thư được bắt đầu biên soạn vào năm 1973 đến năm 1782 mới chính thức hoàn thành. Tổng cộng, bộ sách có 79.337 cuốn, chia làm 3503 loại, 2,3 triệu trang sách và khoảng 800 triệu chữ.
Song song với việc biên soạn Tứ khố toàn thư, lượng sách bị Càn Long cho đốt bỏ cũng rất nhiều. Theo thống kê của Shohu, trong vòng 10 năm biên soạn Tứ khố toàn thư, tỉnh Chiết Giang đã tổ chức đốt sách 24 lần, hơn 500 loại sách, cùng với trên 10.000 bộ sách bị đốt. Tỉnh Giang Tây cũng đốt trên 8.000 bộ sách các loại.
Tính tổng cộng số sách toàn Trung Quốc bị đốt dưới thời Càn Long là trên 700.000 cuốn. Không nghi ngờ gì nữa, Càn Long chính là vị hoàng đế đốt nhiều sách nhất trong lịch sử Trung Quốc và trên thế giới.
Nhà văn Lỗ Tấn từng bình luận về hành động đốt sách của Càn Long như sau:
"Chỉ cần nhìn thủ đoạn của hai triều Ung Chính và Càn Long đối với những trước tác của Trung Quốc có thể khiến người ta kinh sợ. Đốt toàn bộ, đốt một phần, cắt bỏ vẫn chưa đáng nói, đáng sợ nhất là thay đổi nội dung của các văn tịch đời trước.
Khi Càn Long biên soạn bộ Tứ khố toàn thư, rất nhiều người ca ngợi là tạo nên công nghiệp một đời, nhưng họ không những đảo loạn cách thức của văn tịch cổ mà còn sửa cả nội dung của sách cổ.
Sau đó, họ không chỉ lưu giữ trong cung mà còn phát hành rộng rãi khiến cho sĩ tử trong thiên hạ đều đọc. Khiến người đời sau vĩnh viễn không thấy được khuôn mặt thực của những tác giả".
Có thể nói, việc biên soạn Tứ khố toàn thư của Càn Long vừa là công, vừa là tội đối với nền văn hóa Trung Quốc.
Từ Hi Thái Hậu mang thai năm 46 tuổi, thái y lỡ miệng chúc mừng liền "bay màu"? Đình Như16:22:26 31/01/2024Từ Hi Thái Hậu là người phụ nữ quyền lực nổi tiếng của nhà Thanh. Nhiều thông tin truyền miệng kể rằng, bà bí mật nuôi sủng nam trong hậu cung, thậm chí còn để mang thai. Tuy nhiên, không 1 thái y nào dám hé lộ tin này.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo