Cá tháng Tư và những cú lừa "kinh thiên động địa", sốc nhất là ngày "tận thế"

1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Ngày Cá tháng Tư (1/4), người ta thường trêu chọc nhau bằng những trò đùa và lời nói dối với nhiều mục đích khác nhau. Vậy tại sao có thể nói dối vào ngày này mà không bị ch.ỉ tríc.h?
Ngày 1/4 hàng năm được biết là ngày Cá tháng Tư hay ngày nói dối, một dịp đặc biệt để mọi người cùng tham gia vào những trò đùa hài hước và chơi khăm lẫn nhau. Khởi nguồn từ Pháp, ngày lễ này đã lan rộng ra khắp thế giới và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia.
Dù rất hào hứng tham gia các trò đùa trong ngày 1/4, nhưng có rất nhiều người vẫn chưa biết vì sao ngày này lại được gọi là Cá tháng Tư và vì sao được phép nói dối mà không bị ch.ê trách.
Vì sao được nói dối vào ngày Cá tháng Tư?
Ngày Cá tháng Tư khởi nguồn từ nước Pháp, tuy nhiên nguồn gốc của ngày này vẫn là một điều bí ẩn với nhiều giả thuyết. Một trong những cách giải thích phổ biến nhất liên quan đến việc đổi lịch đón năm mới ở xứ rượu vang trong thế kỷ XVI.
Trước khi diễn ra sự thay đổi lịch vào năm 1582 dưới sự chỉ đạo của Hoàng đế Charles IX, người dân Pháp thường đón năm mới vào ngày 1/4. Khi ngày đầu năm mới được chuyển sang ngày 1/1, việc truyền tải thông tin thời đó còn chậm chạp khiến nhiều người không kịp cập nhật và vẫn duy trì phong tục cũ.
Một số người do không biết hoặc do vẫn giữ thói quen cũ, tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4 và trở thành đối tượng bị ch.ế nhạo bởi những người khác. Chính sự châm biếm này đã góp phần tạo ra ngày nói dối, nơi mọi người thoải mái chơi khăm và trêu chọc nhau, nói những lời không khớp với sự thật mà không bị coi là xấu hay dở hơi.
Thời gian trôi qua, truyền thống này bắt đầu lan rộng khắp nước Pháp, rồi sang Anh và Scotland. Để rồi, nó theo chân những người định cư lan đến các thuộc địa Bắc Mỹ, và từ đó ngày Cá tháng Tư trở nên phổ biến trên khắp thế giới, được nhiều quốc gia đón nhận.
Ngoài ra, một giả thuyết khác về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư liên quan đến khái niệm "poisson d'avril" - nghĩa là "Cá tháng Tư". Khái niệm này được cho là lần đầu tiên đề cập bởi nhà thơ d'Amerval, dựa trên tháng Tư là thời kỳ của cung Song Ngư, thời điểm cá dễ bị đán.h bắt vì đi đơn lẻ. Điều này dẫn đến việc cái tên "Cá tháng Tư" mang ý nghĩa châm biếm về sự khờ khạo, dễ bị lừ.a gạ.t.
Ngày nay, ngày Cá tháng Tư là dịp để mỗi người thỏa sức trêu chọc người khác bằng những lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương hay ảnh hưởng xấu đến ai. Chính sự hài hước và niềm vui mà ngày này mang lại đã khiến nó trở thành một dịp lễ đặc biệt được đón nhận cả ở các nước như Ba Lan, Scotland, và Iran. Chủ nhân của những lời bịa đặt trong ngày này cũng không phải lo lắng về việc bị trách móc, bởi lẽ tất cả đều được khoác lên tấm áo của sự hài hước và giải trí.
Những tên gọi khác nhau của ngày Cá tháng Tư
Tại Pháp, ngày Cá tháng Tư được gọi là "Poisson d'Avril" (Cá tháng tư). Trẻ con Pháp thường tham gia vào truyền thống cắt giấy thành hình cá và bí mật dán chúng lên lưng bạn bè mà không bị phát hiện. Khi nạ.n nhâ.n phát hiện ra, tiếng hô vang "Poisson d'Avril!" sẽ làm cho không khí thêm phần vui nhộn và hài hước.
Ở Anh, ngày này được gọi là April Fool, là dịp để mọi người thử thách sự nhanh nhẹn và óc hài hước của mình thông qua những trò đùa khéo léo. Tr.ẻ e.m và cả người lớn đều có thể tham gia vào các trò đùa hóm hỉnh này.
Tại Scotland, ngày 1/4 được biết đến với tên gọi "April Gowks" một thành ngữ dựa vào tên của loài chim cúc cu. Tên gọi này cũng là ám chỉ việc lén dán một con cá bằng giấy vào lưng "nạ.n nhâ.n" mà không để họ phát giác.
Không chỉ có các nước phương Tây, một số quốc gia không thuộc phương Tây cũng có những ngày lễ tương tự. Tại Iran, ngày Sizdah Bedar diễn ra đồng thời với ngày 1/4, mọi người thường tạo ra không khí vui tươi bằng cách trêu đùa, chọc ghẹo nhau.
Những trò đùa ngày Cá tháng Tư kinh điển
Phát hiện sự sống trên Mặt trăng
Cú lừa ngày Cá tháng Tư này là tác phẩm của tờ New York Sun vào 1/4 năm 1835. Tờ báo này đăng bài viết dài của nhà thiên văn học nổi tiếng John Herschel, cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện sự sống trên Mặt trăng.
Bài báo miêu tả chi tiết về những đàn bò rừng lang thang ở bình nguyên hay những con ngựa một sừng màu xanh sống trên đồi. Nhờ danh tiếng của nhà thiên văn học này mà đa số người đọc tin tưởng và hào hứng trước "phát hiện lớn" này, cho đến lúc vỡ lẽ bài báo chỉ là trò đùa ngày nói dối 1/4.
Trò lừa sư tử trắng London
Hồi thế kỷ 19, ở London (Anh) xuất hiện lời mời mọi người đến xem lễ tắm rửa sư tử trắng ở cổng Trắng của tháp London vào ngày 1/4/1860. Nhiều người tưởng thật, đổ xô đến xem nhưng đây chỉ là trò đùa. Tháp London không có cổng Trắng và không có sư tử.
"Thomas Edison sáng chế ra máy tạo đồ ăn từ... đất"
Hồi năm 1878, vào ngày Cá tháng Tư, tờ New York Graphic đăng tải thông tin cho biết Thomas Edison đã phát minh ra cỗ máy có thể biến đất thành ngũ cốc, biến nước thành rượu. Các tờ báo trên khắp nước Mỹ đã sao chép bài báo mà không cần kiểm chứng đồng thời dành nhiều lời khen ngợi cho Edison. Cuối cùng, tờ báo thừa nhận đó chỉ là thông tin bông đùa.
Mỳ Spaghetti mọc trên cây
Năm 1957, truyền hình BBC của Anh phát đoạn video ghi lại cảnh một gia đình ở Thụy Sĩ đang thu hoạch mì spaghetti từ trên cây. Hàng triệu người đã theo dõi và tin vào câu chuyện này. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là thông tin bông đùa trong ngày 1/4. Dù trong đoạn video, các diễn viên "thu hoạch" sợi mì spaghetti rất chân thật nhưng trên thực tế, mì spaghetti được làm từ lúa mì và nước, chứ không mọc trên cây.
Cách xem tivi màu trên tivi đen trắng
Tại Thụy Điển, năm 1962, nhiều người "mắc lừa" khi kênh truyền hình SVT ở nước này tuyên bố chuyên gia kỹ thuật của họ đã tìm ra cách để khán giả có thể xem truyền hình màu trên tivi đen trắng dù thời điểm đó chưa ai phát minh ra tivi màu.
Theo đó, nhân viên kỹ thuật Kjell Stensson của đài ngồi trước chiếc tivi trong trường quay. Ông giải thích tường tận cách để khán giả có thể xem được truyền hình có màu. Khi mọi người chăm chú theo dõi, ông tiết lộ, không có kỹ thuật nào cao siêu, chỉ cần dán một đôi tất da làm bằng sợi nilon lên màn hình tivi. Hình ảnh trên tivi sẽ có màu sắc. Cú lừa này khiến cho khán giả ngã ngửa.
Vợ "content" của Phạm Thoại bị chồng vạ lây, công khai mặt mộc chẳng ai khen Snow17:00:23 03/04/2024Sau màn troll khán giả cả nước, vợ content của Phạm Thoại bất ngờ công khai mặt mộc trên mạng xã hội. Nhan sắc thật của nàng TikToker khiến dân tình không khỏi ngỡ ngàng.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo