Hồng Hải: "Hải 33" Vi Cá Tiền Truyện, bệnh nhưng chủ quan, qua đời ở tuổi 31
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dạ Hương là một ca sĩ nhạc vàng trước năm 1975, dù không quá nổi danh như đồng nghiệp cùng thời, nhưng tiếng hát của cô vẫn để lại một ấn tượng rất đặc biệt đối với những người từng thưởng thức, dù là chỉ một lần.
Dạ Hương tên thật là Nguyễn Thị Vẹn, sinh ngày 4/11/1951 tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Bà sinh trưởng trong một gia đình có 8 anh chị em và là người con thứ 5. Thuở nhỏ, nữ ca sĩ học ở trường dòng Santa Anna ở họ Vĩnh Hội, sau đó chuyển đến học ở trường Nguyễn Văn Khuê (sau này đổi tên thành trường Bồ Đề).
Do là chị lớn trong nhà nên Dạ Hương phải lo toan việc nhà phụ mẹ, có lẽ vì thế mà đường học vấn của bà thua kém mọi người. Tuy nhiên, giọng ca gốc Sài thành đã thể hiện được năng khiếu về văn nghệ với giọng hát rất đặc biệt.
Từ bé, Dạ Hương đã có máu văn nghệ trong người. Mỗi khi cùng chúng bạn trong xóm gánh nước, bà vừa đi vừa hát líu lo. Khi lớn lên, cạnh sát nhà nữ ca sĩ, có một người quen vốn là bạn thân của Duy Ngọc - một bầu show rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Một hôm, khoảng năm 1968-1969, Duy Ngọc đến nhà chơi với người bạn này, nghe từ bên kia cửa sổ có tiếng hát Dạ Hương văng vẳng cất tới, nên bầu show đã nhất quyết nhờ người bạn sắp xếp cuộc hẹn để xin phép gia đình mời bà đi hát ở rạp Quốc Thanh - nơi ông tổ chức thường xuyên mỗi tuần.
Lúc đầu, mẹ ruột Dạ Hương đã từ chối vì thời điểm đó xã hội vẫn còn định kiến về câu "xướng ca vô loài" (nhất là gia đình chị lại là người Công Giáo) nhưng vì sau này biết con mình quá đam mê với ca hát, bà đành chấp nhận.
Trong thời gian tập tễnh đi hát ở rạp Quốc Thanh, Dạ Hương kể lại sau này, thấy giọng mình na ná giống Hoàng Oanh, nên tự đặt cho mình cái tên đi hát là Hoàng Anh. Hát một vài tuần được nhiều người biết đến, nữ ca sĩ được mời về làm ở Ban Văn Nghệ Quang Trung, Biệt Khu Thủ Đô (Cục Chính Huấn) trên đường Lê Văn Duyệt (Sài Gòn).
Thời gian đầu Dạ Hương chỉ đi hát lót ở rạp Quốc Thanh giữa các tiết mục của ca sĩ nổi tiếng. Nữ ca sĩ tự thấy giọng của mình gần giống Hoàng Oanh, nên đã đặt cho mình nghệ danh là Hoàng Anh. Sau một vài tuần đi hát ở đây, bà bắt đầu được nhiều người biết đến và được mời về hát ở Ban Văn Nghệ Quang Trung, Biệt Khu Thủ Đô (Cục Chính Huấn).
Năm 1970, có thể nói đây là năm khởi đầu cho Dạ Hương khi được 3 - 4 phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn mời hát, trong đó có Travaco, Đêm Mầu Hồng, Mini Club, Olympia,... Cũng trong năm này, nữ ca sĩ có một kỷ niệm khó quên.
Theo đó, trong một lần đi hát đại nhạc hội ở rạp Quốc Thanh, hôm ấy có nhiều nhạc sĩ đến dự ngồi phía dưới, sau khi nghe Dạ Hương hát xong ca khúc "Cho Vừa Lòng Em" của Phan Trần (nghệ danh chung của 2 nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân), nhạc sĩ Lê Văn Thiện muốn nhận nữ ca sĩ làm học trò, từ đó con đường ca hát của bà bắt đầu phát triển và thời gian cuối năm được mời hát tại phòng trà Queen Bee với ban Shotguns Ngọc Chánh (nhưng vẫn lấy tên là Hoàng Anh chưa thay đổi).
Năm 1971, Ngọc Chánh chọn tiếng hát Dạ Hương góp mặt vào trong ban nhạc Shotguns của ông, cùng với những ngôi sao tên tuổi nhất Sài Gòn lúc bấy giờ như: Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương,... và cũng từ đó bà đổi đổi nghệ danh. Đến giữa năm, tên tuổi nữ ca sĩ đã bắt đầu xuất hiện trên một số tờ báo trên địa bàn.
Cũng trong thời gian này, ca sĩ Dạ Hương trải qua một cuộc tình buồn. Tuy không nhiều người biết về mối tình này, nhưng qua thông tin trong bài báo cũ của ký giả Xuân Vũ, có thể đoán là người yêu của bà đã không may từ giã cõi đời.
Cụ thể, một đoạn mà nhà báo Xuân Vũ đã viết: "Dạ Hương hát như chính lòng mình đang thổn thức đang ấp ủ, những cuộc tình dang dở chia lìa, những hò hẹn mau quên, những giấc mơ lỡ nhịp, những gặp gỡ cách ngăn, muộn màng. Dạ Hương như đắm mình vào một vũng lội không lối thoát, càng ngày càng chới với, vết tích của mối tình cũ còn đó, chưa quên, hơi hướng vẫn trong không gian nàng thở, nhưng người tình đã xa, đã mất vĩnh viễn, cách ngăn đã xây kín tâm hồn nàng".
Sau 1975, tuy không còn chính thức hoạt động văn nghệ nhưng thỉnh thoảng Dạ Hương vẫn đi hát chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Anh Khoa.. ở các tỉnh nhỏ xa Sài Gòn. Năm 1977, 1978, nữ ca sĩ nhận lời hát cho Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng chung với Bảo Yến, Đình Văn,... nhưng vì cách đối xử và lương bỗng cũng chẳng đến đâu vì thế bà lại nghỉ việc.
Sau khi ngừng việc hoạt động nghệ thuật, Dạ Hương nhận lời giúp quán nước của chị Mai (bạn thân Phương Hồng Quế). Quán này nằm trên đường Nguyễn Tiểu La đối diện sân banh Cộng Hòa, chiều chiều quy tụ rất đông cầu thủ ra vào vì thế chị Mai cũng cần sự phụ giúp của nữ ca sĩ. Khoảng cuối năm, chủ của Quán vượt biên, quán đóng cửa, bà lần nữa quay về nhà và mất đi công việc hàng ngày.
Từ đó, Dạ Hương đi hát nhà thờ và thì giờ còn lại làm thêm tất cả công việc gì dù rửa chén, phụ quán, làm bánh, lột củ hành củ tỏi kiếm tiền trang trải cuộc sống. Suốt 16 năm cam chịu cực khổ đã đành (1975-1991), nữ ca sĩ lại phát hiện mình bị bệnh rong kinh nên đã đến bệnh viện Từ Dũ khám và đã được bác sĩ chẩn đoán phải cắt bỏ tử cung. Đây là một điều đau khổ nhất của một người phụ nữ và đau đớn hơn là sau khi cắt bỏ tử cung thì bác sĩ mới phát hiện lớp ung thư.
Căn bệnh ung thư của Dạ Hương kéo dài đến năm 2008 thì di căn vào gan, thời gian sau cùng của cuộc đời này có lẽ là những ngày đau đớn nhất của bà. Người thân nữ ca sĩ mặc dù đã tận tâm chăm sóc thế nhưng đến ngày 14/11/2009, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong sự đau đớn của bệnh tật và hoàn cảnh túng quẫn của gia đình.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
52 | 1 Thảo luận | Báo cáo