Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Năm 2011, thời điểm Boyan 16 tuổi, anh chàng đã nảy ra ý tưởng xây dựng một hệ thống tự hoạt động dựa trên dòng nước để dọn rác thải đại dương. Hệ thống làm sạch đại dương của anh đã hoạt động và chính thức gom về số lượng rác đầu tiên thải ra biển ở khu vực giữa California và Hawaii.
Ước tính mỗi năm có khoảng 600.000-800.000 tấn rác bị ngư dân bỏ hoặc thất lạc trên biển. Boyan đã nổi lên từ lâu như một "cậu bé vàng" của Hà Lan và thế giới. Đam mê kỹ thuật từ nhỏ, Boyan năm 14 tuổi từng lập kỷ lục Guinness bằng việc tổ chức sự kiện phóng 213 quả tên lửa vận hành bằng nước tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan).
Hệ thống làm sạch đại dương này là dự án Ocean Cleanup của công ty cùng tên do chính Boyan sáng lập. Trên Twitter, anh viết:
"Hệ thống làm sạch đại dương của chúng tôi cuối cùng đã gom được rác nhựa, từ rác cả tấn cho tới hạt nhựa nhỏ".
Ocean Cleanup ra đời nhằm mục tiêu gom rác thải nổi tại Great Pacific Garbage Patch, cụm từ được dùng để chỉ khu vực rác thải đại dương tập trung ở Thái Bình Dương. Rác thải của con người theo gió và các dòng hải lưu đã tập trung một cách tự nhiên tại một số điểm ở Thái Bình Dương, hình thành các "đảo rác" khổng lồ với kích thước lớn gấp ba lần nước Pháp.
Ý tưởng của Boyan là thiết kế một hệ thống tự gom rác tại khu vực này, sau đó nhờ sự hỗ trợ của các tàu chở rác đưa về đất liền, phân loại rồi tái chế thành đồ dùng sinh hoạt.
Đối với nhiều người mà nói, vấn đề môi trường là một chặng đường dài để xử lý, đặc biệt trong vấn đề làm sạch rác ở biển. Những điều này luôn là một vấn đề nhức nhối làm điên đầu các nhà bảo vệ môi trường bấy lâu nay.
Theo các chuyên gia thống kê năm 2019, đến năm 2020, lượng rác biển sẽ đạt tới 7,25 triệu tấn, tương đương với 1000 tháp Eiffel trôi nổi trên biển. Nhưng số lượng chất thải khổng lồ này phải cần tới 79 nghìn năm mới có thể hoàn thành việc thu hồi, điều này cũng giống như một nhiệm vụ bất khả thi chứa đầy những khó khăn. Nhưng một nhà phát minh trẻ tuổi đã biến điều không tưởng thành điều có thể. Thậm chí nó còn giúp cậu kiếm được một gia tài kếch xù.
Ước mơ của nhà phát minh trẻ Boyan Slat người Hà Lan là: "Làm sạch hoàn toàn đại dương mà đã bị con người làm cho ô nhiễm." Và giấc mơ của cậu đã trở thành sự thật. Chàng thanh niên 21 tuổi Boyan Slat người cũng được mệnh danh là một trong 20 nhà phát minh trẻ tuổi tài năng nhất thế giới. Cậu đã phát minh ra máy hút bụi đại dương với khả năng làm sạch tới 7.250.000 tấn nhựa thải.
Những số rác nhựa này không trực tiếp khiến cho các loài sinh vật biển bị chết, nhưng chúng sẽ bị thụ động tiếp nhận chuỗi độc thức ăn PCB và DDT, cuối cùng vẫn chui vào miệng con người. Sáng kiến của Slat là tận dụng dòng nước đại dương để thu gom khoảng 5 triệu mảnh nhựa từ chai lọ, tới túi nilon, dép tông trên biển.
Ước tính, mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi dạt trên đại dương. Do dòng hải lưu nên hầu hết số rác thải này bị dồn về tập trung ở năm "núi rác" khổng lồ trên khắp hành tinh. Phải mất hàng thập kỷ các loại rác thải nhựa này mới có thể bị vỡ. Ví dụ, một chai nhựa cũ từ năm 1977, được nhóm của Slat lấy lên từ Thái Bình Dương hồi năm ngoái, song chiếc chai này vẫn còn rất nguyên vẹn.
Những mảnh vỡ siêu nhỏ khi nhựa bị vỡ đã phân tán trên khắp đại dương gây nguy hại đến đời sống của các sinh vật biển. Rùa, cá voi và các sinh vật khác có thể bị vướng vào rác thải hoặc nuốt phải những mẩu nhựa mà chúng cho là thức ăn và không thể tiêu hóa được.
Một đoàn thám hiểm hải dương đã từng phát hiện một ống hút cắm vào đầu của một chú rùa biển, một trong những loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khi con người tiện tay vứt rác bừa bãi, trên thực tế chúng ta đã vô hình chung gây tổn hại lớn đối với hệ sinh thái tự nhiên và các sinh vật biển khác...
Phát minh "Máy hút bụi đại dương" của Boyan chủ yếu thiết kế một chiếc thuyền di động theo dòng hải lưu và sóng biển, sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời để làm sạch đáy biển. Nó có hình dáng giống như cá đuối, thông qua việc lưu thông của các dòng hải lưu, các nhân viên môi trường cũng không cần phải chủ động chạy theo ra biển. Việc thu thập sinh vật phù du và những miếng nhựa nhỏ được phân cách bằng lực ly tâm. Thiết bị này không chỉ tiết kiệm nhân lực, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Theo Sydney Morning Herald, thiết bị có chiều dài 2.000 m, tận dụng thủy triều để gom rác vào một khu vực. Cách làm của Boyan có hiệu quả hơn nhiều so với các phương thức khác. Mục tiêu của anh là làm sạch rác ở Thái Bình Dương, vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Boyan Slat là thợ lặn ở Delft. Anh chứng kiến rất nhiều người ném rác xuống biển sau vài năm khám phá hệ sinh thái biển của quần đảo Azores ngoài khơi Bồ Đào Nha. "Ngày xưa có thời đồ đá, rồi đến đồ đồng, giờ chúng ta đang ở giữa thời kỳ 'đồ plastic'" , Boyan chia sẻ.
Nếu như phát minh thiên tài 16 tuổi này không đến Hy Lạp để nghỉ dưỡng và tham gia hoạt động bơi lặn, thì có lẽ cậu vẫn sẽ là một chuyên gia tên lửa nổi tiếng thế giới cho đến nay. Cơ hội xảy đến với chúng ta luôn bất ngờ, nếu không có chuyến bơi lặn ở Hy Lạp thì cuộc sống của cậu đã hoàn toàn khác. Bởi vì trong quá trình lặn cậu đã nhìn thấy những hình ảnh gây sốc: những túi nhựa còn nhiều hơn cả cá.
Boyan đã thực hiện thí nghiệm tại khu vực nhiều rác nhất trên thế giới là biển Thái Bình Dương, nằm tại giữa Hawaii và California. Vì vậy, cậu đã bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề làm sạch rác biển. Cậu phát hiện rằng lượng rác ít nhất chính là các mảnh vỡ màu đỏ, bởi vì màu đỏ sẽ càng làm cho những con chim cảm thấy đó là thức ăn hơn so với các màu khác. Từ những xác chết của các loài chim có thể dễ dàng nhận thấy, bụng của nó chứa toàn rác nhựa màu đỏ.
Để có được thành công như hôm nay, cậu đã phải thu thập ít nhất 50 vấn đề có thể gặp phải và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời. Khi đó trên người cậu chỉ còn có 200 euro để tiêu, và rất nhanh đã sớm dùng hết số tiền này. Vì vậy cậu đã phải cố gắng để tìm nhà tài trợ. Ngày 26/3/2013, trong một bài phát biểu của mình trên trang web TedX, trong vòng 15 ngày cậu đã huy động thành công $ 80,000 đô la Mỹ số vốn đầu tư và bắt đầu tiến hành phát minh của mình. Đã có rất nhiều doanh nhân không tin rằng một cậu bé trẻ tuổi như vậy lại có thể thay đổi toàn bộ đại dương, và cuối cùng cậu đã làm được điều đó!
Boyan quyết định bỏ học ở tuổi 19, và thiết lập một nhóm nghiên cứu để thực hiện giấc mơ của mình. Họ lên kế hoạch vào năm 2016 sẽ thu hồi rác thải suốt chiều dài 2 km ở vùng biển giao nhau giữa Nhật Bản và Bắc Triều Tiên, sau đó chuyển hoá thành điện năng. Kế hoạch tiếp theo của Slat còn tham vọng hơn nhiều: cậu dự định sẽ lắp đặt một thiết bị làm sạch dài 100.000m ở Thái Bình Dương. Dự kiến vào năm 2020 sẽ thực hiện và cậu sẽ phải mất 10 năm mới có thể làm sạch. Điều khiến người ta sốc hơn đó là, nếu biến những chất thải này thành dầu và các sản phẩm khác thì họ sẽ kiếm được ít nhất 500 triệu USD!
Boyan đưa ra quyết định được đánh giá liều lĩnh khi bỏ học tại TU Delft để tập trung hoàn toàn cho dự án dọn rác đại dương. Năm 2013, chàng trai gầy gò này sáng lập công ty phi lợi nhuận Ocean Cleanup, và gây quỹ được 2,2 triệu USD từ 38.000 nhà tài trợ trên 160 quốc gia.
Nhưng có thành công nào đến dễ dàng. Năm 2014, hai nhà hải dương học Kim Martini và Miriam Goldstein tuyên bố mô hình của Boyan không khả thi sau khi thẩm định. Năm 2018, thử nghiệm hệ thống Ocean Cleanup đã liên tiếp thất bại, một phần liên quan tới yếu tố kỹ thuật trong vận hành, và một phần nữa hệ thống bị vỡ khi hoạt động dưới biển. Trong cả năm qua, Ocean Cleanup chẳng dọn được mảnh rác nào.
Tuy nhiên với diễn biến mới nhất, Ocean Cleanup của Boyan đã bước đầu cho thấy hiệu quả. Và quan trọng nhất là Boyan có thể chiến thắng chính mình. Có lẽ chưa cần giải Nobel để vinh danh nhà phát minh trẻ tuổi này. Vì chính câu chuyện của anh đã là một phần thưởng. Liên Hợp Quốc từng trao tặng Boyan giải thưởng Champions of the Earth cho những nỗ lực vì môi trường của anh. "Tôi thấy hơi kỳ kỳ khi nằm trong danh sách toàn người thành đạt và giỏi giang, họ đã làm được rất nhiều thứ" , Boyan tâm sự khi giành giải thưởng cao quý lúc mới 19 tuổi.
Đây là công việc vĩ đại trong nhiệm vụ cứu vớt, nhưng điều này cũng là do con người chúng ta tự gây ra họa. Là do con người sáng tạo ra nhựa plastic, cho nên đừng nói rằng, chúng ta không có biện pháp cải biến.
Khi chúng ta nói về vấn đề bảo vệ môi trường, hầu như mọi người đều nói: " Đây là chặng đường rất dài, để cho thế hệ sau phải đau đầu suy nghĩ. Tuy nhiên, vấn đề là đời sau của chúng ta là ai đây?"
'Bóc cảnh' Truyện Kiều ra đời thực: du khách 'sởn da gà' vẫn muốn xem vì 1 thứ? Bảo Yến17:35:07 07/11/2024Trong tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, một trong những khoảnh khắc bi thương khiến độc giả day dứt nhất là lúc Thúy Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường qu.yên sinh.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo