Thám hiểm đáy đại dương sâu 3.300m: thợ lặn đứng tim vì vật thể 10cm khó hiểu?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, một trong những khoảnh khắc bi thương khiến độc giả day dứt nhất là lúc Thúy Kiều gi.eo mình xuống sông Tiền Đường qu.yên sinh.
Khi đi qua dòng sông lớn này, nàng nhớ đến lời báo mộng của Đạm Tiên: "Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau", bèn dứt khoát nh.ảy xuống.
Trên thực tế, sông Tiền Đường là một địa danh có thật ở Trung Quốc. Sông Tiền Đường có tên cổ là sông Chiết ( Chiết Giang). Sau này, con sông được đổi tên thành Tiền Đường là do chảy qua huyện Tiền Đường thời cổ đại, cũng chính là thành phố Hàng Châu ngày nay.
Trong bản đồ du lịch Trung Quốc, Hàng Châu nổi danh là một nơi thơ mộng, phong cảnh hữu tình như chốn thần tiên. Tuy nhiên, sông Tiền Đường lại trái ngược hoàn toàn với những điều đó. Và chỉ đến khi được nhìn thấy nó, có lẽ chúng ta mới hiểu được tại sao cụ Nguyễn Du lại viết:
"Triều đâu nổi tiếng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường".
Nhắc đến sông Tiền Đường, điều gây ấn tượng mạnh nhất với người dân Trung Quốc chính là những đợt thủy triều dữ dội nơi đây. Khi thủy triều dâng, những con sóng cực lớn đập mạnh vào bờ với một lực có thể xô ngã bất cứ người nào ở khu vực gần đó và cả vài phương tiện giao thông.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, độ hung tợn của thủy triều dâng ở cửa sông Tiền Đường chỉ xếp sau thủy triều sông Amazon, con sông có lưu vực lớn nhất thế giới. Tại Trung Quốc, kể cả những sông lớn tuổi tiếng như Hoàng Hà hay Trường Giang (Dương Tử) cũng không có thủy triều mạnh như sông Tiền Đường. Cũng vì lẽ đó, cảnh tượng kì vĩ nhưng cũng đáng sợ ở sông Tiền Đường được người ta ví như "thủy quái".
Mặc cho sự hung tợn của "thủy quái" trên sông Tiền Đường, cảnh tượng ngoạn mục này vẫn thu hút sự hiếu kỳ của đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng. Vào bất cứ thời gian nào trong năm, đặc biệt là vào các kỳ nghỉ lễ, có thể thấy được lượng lớn du khách đổ về, tập trung bên sông để xem thủy triều lên.
Mỗi tháng, thủy triều sẽ đẩy nước mặn từ biển chảy ngược vào cửa sông Tiền Đường và tạo nên hiện tượng kỳ vĩ như trên. Đặc biệt, trong năm vào dịp rằm tháng 8 âm lịch sẽ là lúc thủy triều đạt đỉnh, do đó du khách sẽ đổ về nhiều hơn vào thời gian này, có lúc lên đến hàng trăm nghìn người.
Để ngăn thủy triều gây xói mòn đất đai, chính quyền Trung Quốc cũng đã xây dựng các bờ kè kiên cố để chặn sóng. Điều này dẫn đến khi sóng đánh vào bờ nước sẽ bắn lên cao hơn. Vì cảnh tượng ngoạn mục hiếm có, truyền thông Trung Quốc và cả quốc tế thường xuyên đưa tin về hiện tượng thiên nhiên độc đáo này. "Thủy triều sông Tiền Đường" đã trở thành từ khóa được nhiều người quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, trong những lần xem thủy triều lên, cũng không ít du khách bị xô ngã và bị thương do tác động quá mạnh của con sóng. Chính quyền Trung Quốc đưa ra cảnh báo người dân khi đến xem thủy triều phải theo dõi thời tiết và chú ý đến vấn đề an toàn.
Ngoài ra, nơi đây từng nổi tiếng vì hiện tượng sóng triều hình vảy cá, vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm là thời điểm sóng triều trên sông Tiền Đường đạt đỉnh. Khoảnh khắc hiếm gặp này bất ngờ xuất hiện, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.
Tiền Đường vốn là con sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang. Sông dài gần 670km, đi qua các tỉnh gồm Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến và thành phố Thượng Hải rồi đổ ra Thái Bình Dương.
Theo lý giải từ góc độ khoa học, thủy triều ở đây lớn bất thường do đặc điểm địa hình, yếu tố thủy văn và khí hậu đặc biệt. Theo số liệu ghi lại, những con sóng lớn trên sông Tiền Đường có thể cao tới 10m. Nguyên nhân do cửa sông hình phễu nên sóng càng "dữ tợn" hơn khi ập vào bờ.
"Sóng triều hình vảy cá là một loại sóng triều rất đẹp, được phát hiện và đặt tên vào năm 2021 khi viện chúng tôi tiến hành ngh.iên cứu đầu tiên. Cơn sóng cuộn trào về phía trước theo hình vảy cá.
Dòng triều ngang thường xuất hiện ở khúc sông Tiền Đường tại thành phố Hải Ninh của tỉnh Chiết Giang. Khi dòng triều ngang tiến về phía trước, nó sẽ thay đổi về hình dạng khi hai dòng triều gặp nhau", ông Zhou Feiwu, tổng thư ký của Viện ngh.iên cứu sóng triều sông Tiền Đường, cho biết.
Để "chiến đấu" với những đợt sóng dữ, người xưa đã sớm thiết kế con đê biển lớn, giúp "phòng thủ" thủy triều có khả năng "hủy diệt". Được biết, con đê chắn sóng có tuổi đời hàng thế kỷ với kết cấu vững chắc, từ lâu trở thành một trong ba công trình lớn từ thời Trung Quốc cổ đại, bên cạnh Vạn Lý Trường Thành và kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu.
Sóng triều thường đạt đỉnh vào thời gian từ 15 đến 18 âm lịch hàng năm, mang lại vô số cảnh tượng đẹp mắt cho du khách tới chiêm ngưỡng. Bất chấp sự nguy hiểm, từ lâu, mỗi đợt sóng triều ập tới lại thu hút rất đông du khách đứng sát bờ đê để ghi lại khoảnh khắc ấn tượng này.
Ngọc Trinh "ngựa quen đường cũ" nhận ngay kết đắng, còn bị trợ lý tỏ thái độ Snow11:02:25 06/09/2024Sau khi bỏ được thú vui lái mô tô với tư thế nguy hiểm khiến bản thân rơi vào vòng lao lý, Ngọc Trinh hiện tại đã có trò mới để chơi. Nhưng dường như, cô nàng có khởi đầu không mấy suôn sẻ.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
19 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo