"Cô hồn sống" bất ngờ bê cả con heo quay cúng đầu năm bỏ chạy, gia chủ nhìn theo bất lực
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm là lúc dân tình đổ xô ra đường để " giật cô hồn", tuy nhiên hình ảnh người người chen lấn, chèn ép nhau giành lấy món đồ đến mức xô đổ cổng 1 c.ông ty mới đây lại khiến CĐM không khỏi hoang mang.
Tục cúng cô hồn - tín ngưỡng truyền thống, là một trong hai lễ lớn ngày rằm tháng 7 ngoài lễ Vu lan báo hiếu, thường diễn ra vào ngày 15 hoặc 16 âm lịch. Cứ đến ngày rằm, gia chủ sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng, cùng nhiều tờ tiền thuộc mệnh giá khác nhau để người qua đường tranh nhau nhặt. Mục đích của việc này là để tạo nên không khí vui vẻ cho mọi người, cùng với đó là cầu may mắn, thịnh vượng cho việc làm ăn.
Đáng nói, nhiều năm gần đây phong tục này lại ngày càng trở nên "biến chất", thường xuyên xuất hiện tình trạng người dân đổ ra đường tranh cướp đồ cúng. Thậm chí, nhiều người còn vì lòng tham mà sẵn sàng bất chấp mọi thứ, không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và mọi người xung quanh để "giật cô hồn" cho bằng được. Điển hình là câu chuyện dấy lên làn sóng tranh cãi của một c.ông ty trong ngày cúng cô hồn gần đây.
Sự việc xảy ra bắt nguồn từ một thông báo trước đó của đại diện c.ông ty: Vào lúc 16h ngày 31/8, c.ông ty sẽ chuẩn bị 500 suất quà, mỗi phần gồm 5 ký gạo và 300 nghìn tiền mặt để trao tặng người dân. Đi kèm với thông báo là lời dặn dò mọi người phải xếp hàng, không chen lấn để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên khi đến ngày phát quà, người dân đã dường như quên mất lời dặn của nữ nhân viên đã nói. Chưa đến giờ bắt đầu đã có rất đông người dân xuất hiện tại khu vực cổng chờ đợi sẵn khiến phía c.ông ty phải nhờ đến đội ngũ dân phòng để đảm bảo trật tự.
Tưởng chừng mọi chuyện đã êm xuôi nhưng không ngờ người dân ngày càng mất bình tĩnh và chen lấn nhau bất chấp. Già trẻ lớn bé không ai chịu nhường ai, đều quyết tâm chạy thật nhanh để "giật" bằng được nhiều món đồ nhất có thể.
Chứng kiến sự việc xảy ra, lực lượng dân phòng cũng không thể làm gì được hơn, ngoài việc cố gắng hết sức ngăn chặn người dân tràn vào. Sau một hồi người đẩy vào kẻ đẩy ra, kết quả là cánh cổng c.ông ty đã đổ sập xuống, dân tình không ngừng la hét, chen lấn nhau làm khung cảnh trở nên hỗn loạn. Cảnh tượng này khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến những hình ảnh trong các bộ phim Zombie của nước ngoài.
Cũng trong dịp này, ghi nhận của phóng viên Người lao động, tại tuyến đường Nhiêu Tâm (quận 5, TP HCM) có đến hàng trăm người đã đến chờ từ sớm trước cửa tiệm buôn bán của người Hoa để "giật cô hồn". Trong số đó có người còn mang theo cả vợt, mâm... thậm chí là chiếc dù to để hứng vật phẩm.
Khi chủ hộ buôn bán bắt đầu "nghi thức" rải tiền cũng là lúc những hình ảnh kinh hoàng xảy ra. Hàng trăm con người chen chúc, xô đẩy lẫn nhau để "giật cô hồn" dẫn đến ẩu đả, cản trở giao thông và nguy hiểm tính mạng. Nhận được thông tin, lực lượng chức năng có mặt kịp thời cũng không thể giải tán triệt để đám đông hỗn loạn tranh giành đồ cúng.
"Năm nào cũng giật như vậy, rất mất trật tự. Tôi nghĩ chỉ nên cúng đồ ăn, không nên rải tiền vì điều này rất dễ xảy ra đánh nhau, giành giật gây nguy hiểm", một người dân sống tại đường Nhiêu Tâm ngao ngán cho hay. Những chiếc xe lướt qua chớp nhoáng, những tiếng cãi cọ, la hét không ngừng... tất cả làm mất đi nét đẹp vốn có trong phong tục này.
Trước đây, đối tượng "giật cô hồn" thường là các em nhỏ thi với nhau xem ai lấy được nhiều vật phẩm hơn. Vì vậy, trẻ con thường đợi khi gia chủ cúng xong, nhang tàn sẽ tới giành đồ ăn. Theo quan niệm dân gian, nếu mâm cúng bị trẻ con "giật" sạch được xem là điều may mắn. Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, trẻ con ăn đồ cúng sẽ luôn mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật.
Nhưng dần dà tục giật cô hồn ngày càng "biến chất", trở thành "miếng mồi béo bở" cho những người hám lợi, gây ra hình ảnh bát nháo giữa lòng thành phố. Hiện tượng này nếu không được kiểm soát sẽ có nguy cơ tiềm ẩn những vấn đề gây mất an ninh, trật tự xã hội.
Được biết, mỗi khi lễ cúng cô hồn kết thúc, người dân thường đốt vàng mã, rải gạo và đổ rượu ở lề đường. Họ quan niệm lễ nghi này sẽ cứu giúp linh hồn khốn khổ, vất vưởng, lang thang không có nơi thờ. Các gia đình cúng lễ này là hộ kinh doanh, buôn bán. Họ làm vậy với quan niệm để các cô hồn không quậy phá. Công việc kinh doanh càng lớn thì lễ càng hậu hĩnh để lấy may.
"Cô hồn sống" giật phăng con gà trên tay gia chủ, cái kết bất ngờ, CĐM ngán ngẩm Bình Minh12:53:20 17/08/2024Mới đây, một clip được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh giật cô hồn bất chấp của cô gái áo đen đã khiến dân tình dậy sóng. Nhiều người tỏ ra ngán ngẩm trước hành động của nhân vật này.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo