Bí mật hiếm ai biết về ông Công ông Táo, 23 tháng Chạp được dân gian tín ngưỡng
Mỗi năm cứ sau rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo một tuần sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, quần áo cho Táo quân, các bà nội trợ còn lên thực đơn cho mâm cỗ, hỏi địa chỉ mua cá chép...
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Về sự tích Táo quân, có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại, trong đó, phổ biến nhất là truyện thường được kể dưới nhan đề sự tích ông đầu rau hay sự tích vua Bếp với rất nhiều dị bản.
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.
Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giế.t ngườ.i chồng cũ.
Thấy chồng cũ mất oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chế.t. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chế.t theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.
Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp (Táo quân) để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Với mong muốn thần Bếp phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn, người Việt thường làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời một cách long trọng.
Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Trong phong tục cúng ngày ông Công ông Táo, lễ vật cúng gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.
Quy trình cúng ông Công ông Táo: Đồ cúng phải đặt trong bếp và khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng. Các gia đình có thể tiến hành lễ cúng Táo quân ở trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng phong tục tập quán mỗi vùng miền.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng... Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứ.a tr.ẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối... để "chở" các Táo lên chầu Trời.
"Trạm cá chép siêu tốc" đưa ông Táo về trời gây sốt ở Huế Thảo Mai16:30:59 02/02/2024Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình đều sắp mâm lễ cúng ông Công ông Táo. Sau lễ cúng, theo phong tục, những bức tượng thường được đưa ra các vị trí thông thoáng như ngã ba, ngã tư, gốc cây cổ thụ với quan niệm tiễn ông Táo về...
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo