11 mỹ nữ nhà Thanh dung mạo 'tái sinh' khiến CĐM hớp hồn, trùm cuối bị 'dìm'?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903 trong một gia đình danh giá tại làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Thân phụ bà là ông Hoàng Huân Trung, đỗ Cử nhân năm Quý Mão (1903), từng giữ chức Tri phủ Phú Thọ, sau thăng hàm Tổng đốc và đảm nhiệm vai trò Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức, được nhân dân kính trọng gọi là "Cụ Thượng Hoàng".
Gia đình bà cũng nổi bật với nhiều thành viên có học vấn cao, như anh trai bà, ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân Vật lý và là giáo sư tại Trường trung học Bảo hộ. Thuở nhỏ, bà Nga theo học tại trường nữ sinh tiểu học Pháp-Việt Ecole Brieux ở Hà Nội. Sau đó, bà tiếp tục học tại trường Sư phạm nữ sinh người Việt (École Normale des Institutrices annamites), nay là trường THCS Trưng Vương.
Sau khi tốt nghiệp, bà đã giảng dạy tại Đáp Cầu, Bắc Ninh, rồi tiếp tục học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8 năm 1928, bà theo học khoa Khoa học tại Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne) và lấy bằng Cử nhân năm 1931.
Ngày 1-7-1935, tờ Tạp chí Khoa Học số 97 đăng một bài viết với tựa đề "Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sĩ về khoa học vật lý".
Bài báo viết: TS Hoàng Thị Nga quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông. Thân phụ của bà là quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Anh em của bà có nhiều người là trí thức, chẳng hạn ông Hoàng Cơ Nghị - cử nhân khoa vật lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ. Bà sinh năm 1903, học trường sư phạm (ở phố Hàng Bài).
Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất bên ta, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19-3-1935 (trước đó ta cũng đã có tiến sĩ "Tây học" là ông Nguyễn Mạnh Tường, nhưng về luật và văn học), ở thời điểm mà số người có bằng đại học ở ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Bài báo cho biết: "Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sĩ vào ưu hạng". Đề tài luận án tiến sĩ của bà Nga là Photovoltaic properties of organic substances (Các tính chất quang điện của các chất hữu cơ).
Theo GS Đàm Thanh Sơn, đây là một đề tài rất hiện đại. Vì thế mà một bài báo của bà từ năm 1939 đến năm 1996 vẫn còn được trích dẫn.
Tuy nhiên, hơn 80 năm trôi qua, tên tuổi bà Nga rất ít người biết. Mãi đến tháng 12-2018, gia đình cố GS Đào Văn Tiến (một nhà sinh học) công bố một số đoạn hồi ký của ông, trong đó có đoạn viết về bà Hoàng Thị Nga với tư cách là hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Khoa học của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (có thể ở đây GS Đào Văn Tiến viết nhầm cao đẳng thành đại học, vì thời điểm đó ta mới chỉ có Trường cao đẳng Khoa học). Theo đó, thời điểm TS Hoàng Thị Nga nhậm chức là cuối năm 1945.
Đoạn viết mô tả khá chi tiết vẻ ngoài của TS Nga và nội dung trao đổi giữa cố GS Đào Văn Tiến với bà trong một số lần tiếp xúc, khi GS Đào Văn Tiến làm việc ở Trường cao đẳng Khoa học. Hồi ký có đoạn: "Được độ hai tháng sau khi khai trường thì tôi không thấy bà đến trường làm việc nữa. Trước đó thường ngày bà đến rất đúng giờ vì nhà bà ở ngay phố Lý Thường Kiệt. Một số thầy giáo, trong đó có tôi, đã không hiểu tại sao! Ít lâu sau thì nghe tin bà đã rời Việt Nam về Pháp".
Giáo sư Hoàng Xuân Sính, trong một bài viết trên tạp chí Xây dựng Đảng, cũng nhắc đến bà như người phụ nữ Việt đầu tiên đỗ Tiến sĩ Tây học. Ông mô tả thời điểm bà được Toàn quyền Đông Dương Đờ-cu tiếp đón khi trở về Việt Nam sau khi nhận bằng tiến sĩ. Giáo sư Hoàng Xuân Sính nhấn mạnh rằng các nam giới khi gặp bà đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng lời ăn tiếng nói để không làm mất thể diện.
Theo nhiều tài liệu, bà Hoàng Thị Nga từng giữ vị trí Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học (hoặc trường Cao đẳng Khoa học) nhưng chỉ trong một thời gian ngắn trước khi bà quay về Pháp. Tuy vậy, lý do bà không còn được nhắc đến nhiều trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn là một ẩn số, và tên tuổi bà dần mất hút theo dòng thời gian.
Đại gia đình bà Hoàng Thị Nga có 18 anh chị em, nhiều người là trí thức nổi danh, con cháu hiện sống rải rác ở nhiều nước. Ở làng Đông Ngạc giờ chỉ còn người cháu trai duy nhất, ông Hoàng Kim Đồng, người gọi cụ Hoàng Huân Trung là ông nội, gọi bà Nga là cô ruột, trông giữ từ đường. Ông Hoàng Kim Đồng nói: "Tất cả những gì tôi biết về cô là cô sinh ra và có tuổi thơ êm đềm tại chính ngôi nhà này. Lớn lên thì cô ra ở tại 28 Hàng Vôi, một ngôi nhà trên phố của ông bà nội tôi, để đi học.
Sau khi cô sang Pháp làm gì thì chúng tôi không được biết. Những người ruột thịt biết rõ về cô thì đều đã qua đời. Vài người nữa đang ở Pháp và Mỹ có thể vẫn lưu giữ một số kỷ niệm về cô thì đã 80-90 tuổi, nhưng hiện họ giao tiếp cũng khá khó khăn".
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
9 | 1 Thảo luận | Báo cáo