Những sự tích bí ẩn đằng sau ngày Tết: Câu chuyện đặc sắc về những tục lệ ẩn?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Con đèo dài 12km mang tên Phượng Hoàng nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa - Đắk Lắk được ví là "đệ nhất hùng quan" ở Nam Tây Nguyên, là nơi bộ tộc bắt đàn ông về làm chồng sinh sống.
Bộ tộc được nói đến là một phần của cộng đồng người Êđê ở đèo Phượng Hoàng. Đã hàng trăm năm trôi qua nhưng đến nay họ vẫn duy trì tập tục sơn nữ dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để "bắt" được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.
Ông Y Den - Trưởng ban mặt trận buôn Ethi (thôn 1, xã Ea Trang, huyện M'đrắk) cho biết, tên gọi đèo Phượng Hoàng không phải vì nơi đây từng có rất nhiều chim hồng hoàng, mà bởi con đèo nằm chẻ giữa những dãy núi uốn lượn tựa sải cánh của loài chim... nữ hoàng.
Đặc biệt, trên chiếc cầu thang của ngôi nhà cộng đồng - nơi diễn ra các sinh hoạt tập thể của làng có cặp núi đôi căng tràn đầy sự sống. Theo trưởng làng: "Nó là cầu thang cái, lúc nào nó cũng phải to, rộng, đẹp hơn cầu thang đực. Cầu thang đực thì làm trơn thôi, nhưng cầu thang cái phải tạc bầu ngực, đó là bầu sữa của mẹ, ai lên nhà cũng phải nắm bầu ngực để vào nhà".
Các già làng Êđê ở bên này đèo Phượng Hoàng giải thích vì người Êđê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ làm chủ gia đình nên ngôi nhà phải có biểu tượng của phái yếu là bầu ngực, gọi là "cầu thang cái". Cũng có người nói, tổ tiên qua bao đời của họ cho tạc bộ ngực lên cầu thang để giáo dục cho con cháu, biết mình được nuôi lớn từ bầu sữa của mẹ nên phải luôn ghi nhớ công ơn.
Dù cách giải thích mỗi người mỗi khác nhưng tất cả người già Êđê sinh sống tại đèo Phượng Hoàng đều xác nhận theo phong tục cổ truyền, "cầu thang cái" chỉ dành cho bà chủ nhà, và khách quý. Còn cầu thang đực nằm bên hông nhà dành cho đàn ông sử dụng.
"Cũng đúng thôi, mình được vợ bắt về làm chồng, mình ở nhà vợ, nên mình phải đi cầu thang đực thôi", ông Ama Kin (53 tuổi) cho hay. Rồi ông giải thích mình như nhiều người Êđê ở đây được người nữ bắt về, đó là tập tục "bắt chồng": "Hồi đó bà vợ ưng ý, bà phải lòng mình, bà về thưa với cha mẹ rồi sang bắt mình về làm chồng, bà vợ bắt mình bằng 2 con heo với bộ chiêng đó".
Biết được người Êđê ở vùng núi rừng gắn với đèo Phượng Hoàng kiêu sa và hùng vĩ có tục con gái khi để ý ai đó thì đi bắt về làm chồng, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, vì nghĩ tục ấy chỉ còn là chuyện của ngày xưa.
Không chỉ đơn giản là cứ đến nhà bắt về là được, mà sơn nữ phải hao tốn nhiều của cải, vật chất mới có được chàng trai ưng ý làm chồng. Đến nay, tập tục này vẫn còn gắn bó với các buôn làng Êđê nơi đây như hình với bóng.
Cũng theo ông Y Den, trai gái Êđê ngày trước quen biết nhau lúc làng có lễ hội như đám ma, lễ bỏ mả, lễ ăn mừng nhà mới, lễ cúng tế các Yang (thần linh)... hay lúc đi rừng đi rẫy.
Khi đã ưng, đã mến lòng nhau rồi, cô gái bao giờ cũng ở thế chủ động về thưa với cha mẹ, nhờ ông mai bà mối sang đánh tiếng với nhà trai, cũng như dọ hỏi xem nhà bên ấy đòi sính lễ gồm những gì để biết đường mà định liệu.
Về sự chênh lệch trong khoản hồi môn phải trả cho đàng trai, 2 cô sơn nữ H'mila và H'loen giải thích "nhiều hay ít" phụ thuộc vào nhiều điều. Nếu người mà cô gái có ý định "bắt chồng" khỏe mạnh, làm việc giỏi, tính tốt, được nhiều sơn nữ dòm ngó thì nhiều khả năng khoản "cống vật" cho nhà trai ắt là phải nhiều.
"Nhưng nếu 2 đứa thương nhau thiệt lòng, nếu bố mẹ chàng trai biết cảm thông thì sẽ không thách cưới quá cao", H'loen giải thích. Sơn nữ tiết lộ, sở dĩ tổ tiên của mình duy trì tục lệ đàng gái phải trả của cho đàng trai mới cho bắt chồng là vì, họ xem đó tượng trưng cho khoản bồi thường mà cha mẹ chàng trai bao năm vất vả nuôi con lớn lên, chẳng được nhờ vả gì thì nó đã về nhà người khác.
Hầu như đôi bên đều cùng thống nhất của hồi môn mà nhà gái phải trả cho nhà trai. Nhưng cũng có khi xảy ra trường hợp ngoại lệ, phía bên nhà trai đòi hỏi cao quá, nhà gái không đáp ứng được nên đành... bỏ chạy! Đã có không ít đôi trai gái Êđê tan giấc mộng uyên ương bởi bị người lớn thách cưới quá mức cho phép.
Người Châu Ro tại vùng rừng Mã Đà (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cũng có tục bắt rể tương tự như sơn nữ bắt chồng của người Êđê. Tuy chế độ mẫu hệ không "nặng đô" bằng người Êđê nhưng người Châu Ro vẫn có tục "chôn chân" chú rể sau đám cưới, nghĩa là sau ngày vui trọng đại của đôi lứa, chú rể sẽ phải ở nhà vợ đến hết... cuộc đời.
Kiêng kỵ lớn nhất của người Châu Ro là hôn nhân cùng dòng họ. Nói cách khác, ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc bắt buộc đối với nam nữ Châu Ro. Độ tuổi kết hôn thường từ 16 - 20 tuổi. Hiện nay, tuổi kết hôn trung bình của người dân Châu Ro đã tăng hơn 1 - 2 tuổi so với vài năm trước.
Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Người Châu Ro thường có tục chia của cho con cái khi ra ở riêng, do đó chàng trai sẽ được một phần của cải của gia đình. Chế độ một vợ một chồng đã được thiết lập từ lâu trong xã hội người Châu Ro và vợ chồng chung sống với nhau hòa thuận.
Được biết thêm, về trang phục của người Châu Ro thì phụ nữ sẽ quấn váy, đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu; trời lạnh có tấm vải choàng. Ngày nay, họ mặc trang phục giống người Kinh trong vùng. Phụ nữ hay đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay. Trang phục truyền thống được sử dụng trong các dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào.
Ở thời điểm hiện tại, tục bắt rể vẫn được người Châu Ro duy trì nhưng không còn nặng nề như trước. Nhưng với người Êđê, tập tục bắt chồng đến nay vẫn không hề thay đổi.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Báo cáo