Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày

Kim Lâm11:39 12/08/2023

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Sau 76 năm từ khi Từ Hy thái hậu băng hà, trong một lần khai quật để tu bổ lại lăng mộ, người ta đã tìm thấy trong tay phải của bà một vật chiếc túi nhỏ bằng gấm. Đáng nói, thứ bên trong chiếc túi đó càng bất ngờ và kinh ngạc hơn.

Năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời kết thúc gần 30 nắm giữ quyền lực tối thượng dìu dắt triều đại nhà Thanh đứng vững trước nhiều biến cố của lịch sử. Từ Hy thái hậu mất vào đêm 15/11/1908 ngay sau khi bà chỉ định Phổ Nghi mới 3 tuổ.i lên ngôi.

Mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều cực kỳ lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiề.n giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.

Của cải bồi táng theo vị thái hậu quyền lực và xa hoa bậc nhất Trung Hoa vẫn còn khiến hậu thế sững sờ bởi số lượng và giá trị nếu tính theo tỷ giá của thời hiện đại có thể lên tới hàng tỷ USD.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 1

Theo đó, năm 1928, Tôn Điện Anh - chỉ huy quân đoàn 12 của Đảng Quốc dân, đã sử dụng pháo binh để mở đường khai quật lăng mộ của Từ Hy thái hậu. Kết quả là quan tài của thái hậu bị phá hủy, toàn bộ của cải bao gồm vàng bạc và đá quý kỳ trân dị bảo đã bị lấy đi một cách thô bạo. Thậm chí, Tôn Điện Anh còn mở miệng của Từ Hy thái hậu để lấy mất viên dạ minh châu trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Sự việc này nhanh chóng lan ra khắp cả Trung Quốc và các tổ chức và tổ chức đoàn thể đã gửi điện đến chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các kẻ trộm mộ. Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh đưa Từ Hy thái hậu trở lại trong quan tài và thu hồi lại những kho báu đã bị đán.h cắp.

Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Tuy nhiên, Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc đã có thông báo dừng lại việc tu bổ di hài của Từ Hy thái hậu và giữ nguyên hiện trạng.

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác lại tiến hành mở nắp quan tài của bà Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có vật lạ bằng gấm. Đó là một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 2

Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc, và được bảo vệ bằng hộ giáp bằng vàng!

Để bảo vệ móng tay, Từ Hy đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuố.c dưỡng móng đặc biệt khiến móng tay mềm hơn và khó gãy. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ dùng để dũa tỉa móng cho thái hậu đều được "nhập khẩu".

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 3

Nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng, móng tay của Từ Hy có thể mọc dài tới hơn 15cm. Dù vậy, khi về già, móng tay của Từ Hy thái hậu vẫn xỉn màu. Ban đầu Từ Hy trách tội hạ nhân đã lơ là trách nhiệm, nhưng cuối cùng bà nhận ra không thể chống lại quy luật tất yếu của thời gian. Lúc này Từ Hy Thái hậu mới chịu cắt móng tay thường xuyên.

Đặc biệt, khi liên quân 8 nước đế quốc đán.h vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy thái hậu.

Vì muốn an toàn, bà phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ. Được biết, khi cắt móng tay cho thái hậu, đồng loạt các cung nữ trong cung đều khóc như mưa. Khi bà qua đời, các cung nữ và thái giám thân cận đã cẩn thận cất móng tay và răng của bà trong túi gấm được khâu bằng chỉ vàng và để vào tay thái hậu.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 4

Sau này, khi công tác tu bổ lại di hài của Từ Hy tiến hành, người ta mới phát hiện thấy. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, chân trâu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.

Với những tín đồ phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là thời nhà Thanh, chắc sẽ không còn xa lạ với những bộ móng tay giả, hay còn gọi là hộ giáp - vật bất ly thân của các phi tần. Người Trung Quốc xưa quan niệm tóc và móng tay thuộc về cha mẹ nên tránh cắt đi, mà để chúng được mọc tự nhiên. Tóc nuôi dài không có vấn đề gì, nhưng móng tay nuôi dài sẽ vô cùng vướng víu. Thế nên hộ giáp ra đời, với mục đích đơn thuần là bảo vệ phần móng tay dài.

Ngoài ra, người phụ nữ thời Chiến quốc nuôi móng tay dài thường chỉ là người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Một bộ móng tay sẽ thể hiện thân phận và đẳng cấp của người phụ nữ. Để đẹp hơn, họ sẽ nhuộm bộ móng của mình thành những màu sắc ưa thích, họ cũng có thể vẽ hoặc khảm lên móng tay những tiểu tiết trang trí.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 5

Về phần Từ Hy thái hậu, một cung nữ từng theo hầu bà từng tiết lộ trong tự truyện của mình rằng, Từ Hy ngày đeo hộ giáp bằng vàng ở tay phải, hộ giáp ngọc trai ở tay trái. Tối đến thì bà lựa chọn bộ ít lấp lánh hơn.

Chưa hết, các loại hộ giáp còn được thay đổi tùy theo thời tiết: Mùa đông dùng gấm, mùa hè dùng cẩm thạch, còn lại hầu hết đều dùng vàng khảm ngọc thạch, đá quý.

Bộ sưu tập móng giả của Từ Hy Thái hậu vô cùng đa dạng, mỗi chiếc trong đó đều không giống nhau, được chế tạo hết sức tinh xảo và toát lên sự xa hoa với đủ chất liệu từ vàng, mã não, trân châu cho đến các loại ngọc ngà châu báu quý hiếm.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 6

Đặc biệt, trong hộ giáp của Từ Hy thái hậu có giấu thuố.c độc phòng thân. Những quan thần nào âm mưu làm hại Từ Hy thái hậu sẽ bị bà cho uống thuố.c độc.

Vậy mới thấy, những chiếc móng tay quyền quý ấy thật chẳng đơn giản chút nào, nó không chỉ thể hiện cấp bậc của nữ nhân trong xã hội phong kiến, mà còn đại diện cho những mong ước phú quý của người thời xưa.

Bí ẩn bên trong túi gấm được Từ Hy thái hậu nắm chặt khi qua đời, bí mật động trời được phơi bày - Hình 7

b>

b>

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Bí mật đằng sau công dụng của bộ móng tay dài được xem là 'vật bất ly thân' với phi tần nhà Thanh

Tin tài trợ
Thì ra những chiếc móng tay dài sắc nhọn, màu sắc rực rỡ, trang trí tinh xảo mà các phi tần cổ đại chúng ta thường gặp trên những bộ phim Trung Quốc lại có ý nghĩa sau sắc đến như vậy.

Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Tử Cấm Thànhhay còn gọi làCố Cunglà một địa danh vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là nơi sinh sống của hoàng đế cũng như các phi tần và quý tộc của các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Với tổng diện tích xây dựng là 150.000 mét vuông và hàng ngàn phòng, điện...

Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời?

Tin tài trợ
Trên các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp (móng tay giả) trên tay, vậy chúng được dùng để làm gì?

Đồng hồ Patek Philippe của hoàng đế cuối cùng Trung Quốc được giá 6,2 triệu USD

Tin tài trợ
Chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe của hoàng đế Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của Trung Quốc, đã được bán đấu giá với số tiề.n kỷ lục 6,2 triệu USD tại Hồng Kông.

Nhân vật duy nhất khiến Từ Hi Thái Hậu quyền uy lừng lẫy phải kiêng nể, hậu thế biết được nguyên nhân cũng phải gật gù thán phục

Tin tài trợ
Vào cuối triều đại nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu luôn được coi là một nhân vật đứng trên vạn người , là người nắm quyền vương triều nhà Thanh. Sở hữu quyền lực tối cao, Từ Hi khiến cho không ít người phải kiêng sợ và dám làm trái ý bà.

Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?

Tin tài trợ
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho...

Vị Trạng nguyên bị Từ Hi Thái hậu đán.h rớt chỉ vì có tên gọi làm bà tức run và màn trả thù sâu cay khiến nhà Thanh sụp đổ

Tin tài trợ
Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu yêu thích .

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng tộc Ái Tân Giác La đã đi đâu?

Tin tài trợ
Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, hóa ra hoàng tộc Ái Tân Giác La không bị tận diệt. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 21, những thông tin về gia tộc quyền quý này mới dần được hé mở.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số

Tin tài trợ
Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn đam mê của mình.

5 nàng 'vợ lẽ' làm thay đổi lịch sử Trung Quốc: 1 người làm hoàng đế

Tin tài trợ
Hành động, sắc đẹp, thậm chí là sự tàn nhẫn của 5 phi tần và thiếp thất này có ảnh hưởng quyết định đến các triều đại họ sống.
justin bieber và diddysếp mailisa từ thiệndiddy bị bắthằng du mụcteam quang linhteam châu phichu thanh huyềnquang linh vlogs.rapper diddyca sĩ lê bảo bìnhbà trương mỹ landiddyrosétriệu lệ dĩnh- justin bieber