Khoai Lang Thang "hạ cánh" châu Phi, "ám ảnh" vì hành động lạ của người đàn ông
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Khi rừng bị phá hủy, hiển nhiên các loài vật hoang dã sẽ tiếp cận gần con người hơn, kéo theo nguy cơ lây nhiễm lớn. Và một khi chủng virus mới xuất hiện rồi lây lan giữa con người, hệ quả sẽ rất đáng sợ. Covid-19 là một minh chứng, Ebola cũng vậy. Và với việc con người ngày càng can thiệp sâu vào tự nhiên, sự xuất hiện của chủng bệnh mới sẽ không phải là "Nếu" nữa, mà là "Khi nào".
Theo Hãng tin TASS, Cơ quan Giám sát bảo vệ và phúc lợi người tiêu dùng Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) thông báo đang theo dõi thông tin về các ổ dịch truyền nhiễm, cá biệt là tình hình ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) sau khi Đài CNN của Mỹ đưa tin về sự xuất hiện của "căn bệnh X".
"Chúng tôi đang theo dõi sát các báo cáo về nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm, cả mới và cũ, trên khắp thế giới", Rospotrebnadzo cho biết ngày 3/1.
Hôm 31/12, Đài CNN đưa tin về một ca bệnh lạ xuất hiện ở Ingende - thị trấn thuộc CHDC Congo. Một phụ nữ đổ bệnh với triệu chứng sớm là sốt xuất huyết, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả không phải nhiễm Ebola hay bất cứ loại virus nào con người từng biết. Người phụ nữ với triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ ngồi lặng lẽ trên chiếc giường, cố gắng giữ 2 đứa trẻ đang vùng vẫy tìm cách bỏ chạy khỏi căn phòng được thiết kế như nhà giam tại một bệnh viện ở Ingende - ngôi làng hẻo lánh của Cộng hòa Dân chủ Congo. Người phụ nữ chỉ được phép trò chuyện với người thân thông qua một tấm kính nhựa. Danh tính của cô buộc phải giữ kín, nhằm tránh nhận phải sự kì thị từ cư dân địa phương vốn đang rất sợ lây nhiễm Ebola. 2 đứa trẻ cũng đã được xét nghiệm, dù chưa có bất kỳ triệu chứng gì.
Bệnh nhân sau đó đã hồi phục, có điều các bác sĩ lo lắng vì không thể dò ra nguồn gốc của bệnh, vốn có biểu hiện giống một ca nhiễm Ebola. Nhận xét về ca bệnh lạ, Rospotrebnadzor cho biết không có đủ thông tin trong tay để xác định nguyên nhân bệnh, nhưng có vẻ bản chất của nó là do virus.
Tuy chưa đủ cơ sở để kết luận mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của bệnh, các nhà quản lý Nga nhấn mạnh "không nên đánh giá thấp mối nguy".
"Sự xuất hiện của bệnh mới, bao gồm những loại có thể gây ra đại dịch, là một phần của quá trình tiến hóa tự nhiên. Do đó sứ mệnh nghiên cứu thế giới vi sinh vật quanh chúng ta cần được triển khai liên tục và có hệ thống", Rospotrebnadzor bình luận.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), "Bệnh X" là một khái niệm trong y học để chỉ một loại virus có khả năng lây lan nhanh như Covid-19, nhưng lại có tỉ lệ tử vong từ 50% - 90% của Ebola. Dù sự tồn tại của "Bệnh X" chỉ là trên lý thuyết nhưng nếu nó thực sự xảy ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tin rằng nó sẽ tạo nên một đại dịch hết sức kinh hoàng. Chữ "X" ở đây có nghĩa "không thể dự đoán" (unexpected).
Trả lời phỏng vấn CNN, giáo sư Jean-Jacques Muyembe Tamfum, người giúp phát hiện ra virus Ebola năm 1976, cảnh báo còn rất nhiều căn bệnh có nguồn gốc động vật có thể xuất hiện trong tương lai. Sốt vàng da, nhiều loại cúm, bệnh dại, bệnh lyme... là những bệnh đã nhảy từ động vật sang người qua các vật truyền trung gian như chuột, côn trùng.
Virus HIV thì xuất phát từ một loài tinh tinh, nó đã biến đổi và trở thành đại dịch toàn cầu. SARS, MERS và COVID-19 đều là virus thuộc nhóm corona, nhưng khoa học chưa xác định được chúng bắt nguồn từ loài nào trong thế giới động vật.
Ebola trên thực tế đã có vaccine và phương pháp điều trị, qua đó giảm được tỉ lệ tử vong cho một căn bệnh tưởng như "đã mắc là chết". Tuy nhiên, nỗi băn khoăn của giới chuyên gia nằm ở chỗ khác: Nếu như người phụ nữ này không mắc Ebola, mà là bệnh nhân số 0 của "Bệnh X" (Disease X) thì sao?
Và đó cũng chẳng phải nỗi sợ vu vơ, mà là một mối nguy thực tế dựa trên kiến thức khoa học có thật. "Chúng ta nên sợ. Trước kia, chẳng ai biết đến Ebola. Covid-19 cũng thế. Chúng ta phải sợ một dịch bệnh mới," - trích lời bác sĩ Dadin Bonkole, người điều trị cho bệnh nhân nói trên.
Virus mới đang tới
Kể từ khi ca lây nhiễm từ động vật sang người đầu tiên được xác định vào năm 1901 (bệnh sốt vàng), giới khoa học đã tìm ra ít nhất 200 virus nữa có khả năng gây bệnh cho con người. Theo nghiên cứu của Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ từ ĐH Edinburgh (Anh), có khoảng 3 - 4 chủng virus mới được tìm thấy mỗi năm, và đa số đều bắt nguồn từ động vật.
Giới chuyên gia cho rằng, việc các chủng virus xuất hiện thực sự liên quan rất nhiều đến việc con người phá hủy hệ sinh thái và vấn nạn mua bán động vật hoang dã. Khi môi trường sống bị hủy hoại, các loài vật như chuột, dơi và côn trùng bắt đầu sống gần con người hơn. Chúng rất dễ trở thành vật chủ mang bệnh lạ đến cho con người.
Như với Ebola trong quá khứ, giới khoa học xác định nguyên nhân đến từ việc con người xâm lăng quá kinh khủng vào rừng mưa. Trong một nghiên cứu năm 2017, các chuyên gia nhận định 25 - 27 ổ dịch xung quanh các khu rừng mưa tại Trung và Tây Phi bằng dữ liệu vệ tinh trong giai đoạn 2001 - 2014. Nó bắt đầu từ trước đó 2 năm, khi các khu rừng bị tàn phá trầm trọng.
14 năm đầu tiên của thế kỷ 21, khoảng rừng mưa với diện tích lớn hơn Bangladesh đã bị chặt bỏ tại vùng đồng bằng châu thổ sông Congo. Liên hợp Quốc (LHQ) cảnh báo, nếu giữ tốc độ phá rừng như hiện tại, các khu rừng mưa tại Congo sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ. Khi đó, động vật hoang dã và virus chúng mang theo sẽ tiếp cận con người, và hoàn toàn có thể gây ra thảm họa.
Ca lây nhiễm Ebola đầu tiên ở người như thế nào đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, khoa học tin rằng quá trình lây lan ở các chủng bệnh như Ebola và Covid-19 bắt đầu trong quá trình mổ xẻ động vật hoang dã. Tại châu Phi, thịt động vật hoang dã - còn gọi là "thịt bụi" - là nguồn protein chính trong các khu rừng mưa, nhưng giờ đang được vận chuyển trên phạm vi toàn cầu. LHQ ước tính, mỗi năm có khoảng 5 triệu tấn thịt được cung cấp từ khu vực sông Congo đi khắp thế giới.
Chúng ta đã xâm phạm quá nhiều
Tại Kinshasa (Congo), một thương lái trong chợ đang hun khói xác của một con khỉ colobus. Sinh vật nhỏ bé ấy được bán với mức giá 22 USD (tương đương hơn 500 ngàn đồng), tuy nhiên ông cho biết còn có thể mặc cả được nữa.
Colobus là một loài khỉ lông dài tại châu Phi. Chúng đã từng bị săn đuổi nhiều đến mức tuyệt chủng tại một số khu vực của châu Âu, nhưng tay thương lái chia sẻ y có thể vận chuyển một số lượng kha khá tới châu Âu bằng máy bay.
"Thực sự mà nói thì việc vận chuyển khỉ bị nghiêm cấm" - y lý giải. "Chúng tôi phải cắt đầu và tay chân đi, sau đó nhét chung với các loại thịt hợp pháp khác.". Theo chia sẻ, y có đơn vận chuyển gần như mỗi tuần, chủ yếu là từ Ingende - chính là ngôi làng đang khiến giới chuyên gia lo sợ về một dịch bệnh mới.
"Riêng tại Kinshasa đã có khoảng 5 đến 15 tấn 'thịt bụi' được xuất khẩu. Một số tới Mỹ, nhưng đã phần là đến châu Âu - chủ yếu là Brussels (Bỉ), Paris (Pháp) và London (Anh)" - trích lời Adams Cassinga, nhà điều tra tội phạm động vật hoang dã tại Congo.
Trên thực tế, khỉ, trăn và hươu la hun khói, dù trông kinh dị và tàn nhẫn nhưng chúng khó có thể mang theo virus nguy hiểm nhờ quá trình sơ chế. Trái lại, các khu chợ bán động vật tươi sống mới mới được xem là mối nguy thực sự, đặc biệt là khi khu chợ ấy bán các loài động vật sinh sống ngoài tự nhiên.
Có những khu chợ bày bán cá sấu, rồi rùa biển, rùa cạn, thậm chí cả tinh tinh ở những khu chợ đen. "Bệnh X" có thể lẩn trốn trong các loài vật này, lây lan trong quá trình dân lao động nghèo vận chuyển và chế biến chúng để phục vụ cho những người có tiền muốn thử hương vị lạ.
"Số thịt bụi ở đây vốn không dành cho người nghèo, mà để người giàu và có địa vị thưởng thức. Họ tin rằng thịt động vật hoang dã sẽ mang lại sức khỏe và sự cường tráng," - trích lời Cassinga. "Một số khác ăn để thể hiện uy quyền".
Khi rừng bị phá hủy, hiển nhiên các loài vật hoang dã sẽ tiếp cận gần con người hơn, kéo theo nguy cơ lây nhiễm lớn. Và một khi chủng virus mới xuất hiện rồi lây lan giữa con người, hệ quả sẽ rất đáng sợ. Covid-19 là một minh chứng, Ebola cũng vậy. Và với việc con người ngày càng can thiệp sâu vào tự nhiên, sự xuất hiện của chủng bệnh mới sẽ không phải là "Nếu" nữa, mà là "Khi nào".
Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du team youtuber17:00:02 09/07/2020Hiên nay, cả nhân loại chúng ta đang đau đầu đối phó với dịch bênh virus corona. Vào thời điểm đầu thế kỷ 19 có nhiều tai họa tương tự như hiên nay. Dịch bênh bùng phát ra sao, ảnh hưởng gì trong quá khứ, tác đông ra sao đến dòng lịch sử...
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo