Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị

Uyển Đình18:58 19/03/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Bạch biến là một bệnh về da biểu hiện bằng những vùng mất sắc tố, tạo thành các mảng nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh. Vùng da mất màu này có thể tăng theo thời gian. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.

Trước đây, trong một clip biến hình trên TikTok, cô nàng dancer CiiN Thảo Ly đã để lộ mặt mộc với netizen. Không nhờ cậy sức mạnh son phấn hay app chỉnh ảnh nhưng nhan sắc mộc mạc của cô vẫn nhận về nhiều lời khen của netizen. Tuy nhiên, nhiều người cũng nhanh chóng nhận ra 1 điểm đặc biệt là phần lông mày và lông mi bên trái của CiiN có màu khá nhạt, gần như bạch kim.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 1

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 2

Ngay sau đó các fan cứng của cô nàng đã cho biết hot TikToker bị bệnh "bạch biến". Thông tin này cũng từng được Ngô Đình Nam - bạn thân của CiiN chia sẻ. Về phần mình, CiiN không giải thích gì thêm mà chỉ thả icon mặt cười cho bình luận "Hiểu tại sao chị để mái rồi" như một sự đồng tình.

Được biết, bệnh bạch biến là một bệnh mạn tính do mất hoặc giảm các sắc tố trên da, khiến nhiều vùng da trở nên nhạt màu. Bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng chủ yếu là mặt, cổ, tay hoặc các vùng có nhiều nếp nhăn.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 3

Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có bất cứ thống kê chính thức nào về số lượng người mắc phải căn bệnh này. Bạch biến là căn bệnh có thể xuất hiện với bất cứ đối tượng đang ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người từ 10 tuổi đến 30 tuổi, một số ít trường hợp là trẻ em. Trong đó, có đến hơn 50% trường hợp xảy ra vào trước độ tuổi 20.

Chứng bệnh này phân bổ nhiều hơn ở những nước nằm ở trong khu vực nhiệt đới và người thuộc chủng da màu. Bệnh mang tính gia đình, nhưng thực tế vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định được rằng căn bệnh này có khả năng di truyền hay không. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng bệnh lại có khá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như tâm lý của người bệnh.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 4

Bệnh bạch biến không lây nhiễm và không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, vùng da bị bạch biến do thiếu hắc tố da nên không thể bảo vệ trước tia tử ngoại, khiến vùng da này tăng rủi ro mắc ung thư da. Đây là lý do vì sao bệnh nhân bạch biến cần phải dùng kem chống nắng (SPF 45) để bảo vệ làn da mỏng manh của họ.

Bệnh nhân bị bạch biến thường bị lo lắng tâm lý, tăng rủi ro về bị bỏng da do ánh nắng (thiếu melanin bảo vệ), các bệnh về mắt, hay các bệnh về tai. Tùy vào vùng da bị ảnh hưởng mà bạch biến được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Khi bạch biến khắp cơ thể, ảnh hưởng phần lớn mọi vùng da, thì được gọi là bạch biến tổng quát. Khi ảnh hưởng chỉ một phần cơ thể gọi là bạch biến một phần.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 5

Cho đến hiện tại, giới nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh bạch biến là gì. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn chính là bệnh chỉ xuất hiện khi số lượng cũng như chất lượng của tế bào sắc tố ở trên da đã bị suy giảm đáng kể. Tuy chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng việc thiếu hụt này có thể liên quan đến:

Bệnh tự miễn: Nhiều vùng da bị giảm hoặc mất sắc tố do sự phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch làm loại bỏ các sắc tố của da.

Gen: Bệnh bạch biến có thể xuất hiện do đột biến gen làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các tế bào sắc tố.

Stress: Việc thường xuyên căng thẳng hoặc gặp chấn thương dẫn đến sự suy giảm các tế bào melanocytes (có vai trò tạo ra các hạt melanin).

Tác nhân môi trường: Một số tác nhân như thức ăn bẩn, khí thải, bức xạ tia cực tím, hoá chất độc hại,... có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của tế bào melanocytes hoặc kích hoạt các gen liên quan đến bệnh bạch biến có sẵn trong cơ thể.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này chính là các dát, các mảng trắng có giới hạn rõ ràng. Những vùng da này bị mất sắc tố, khác với màu của những vùng da ở xung quanh. Nguyên nhân chính ở đây có thể là do các tế bào sắc tố ở những vùng da này đã dừng hoạt động. Các khu vực dễ xuất hiện những mảng bạch biến điển hình là các vùng hở, bị phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời, cụ thể là tay, chân, mặt hoặc môi.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 6

Da ở khu vực bạch biến nhìn chung vẫn bình thường, không bị teo nhỏ, không có tính trạng đóng vảy. Người bệnh cũng không cảm thấy bị ngứa hoặc tê dại ở những vùng da này. Lông cơ thể ở trên những vùng da này cũng không bị chuyển sang màu trắng. Tùy thuộc vào từng loại bạch biến mà những mảng da bị chuyển đổi màu sắc có thể xuất hiện dựa theo những cách thức khác nhau:

Một vài triệu chứng nhận diện bệnh:

Bạch biến toàn thân: Chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay với những mảng bạch biến có ở nhiều vị trí khác nhau ở trên cơ thể và chúng có tính chất đối xứng.

Bạch biến phân đoạn: Thường chỉ xuất hiện ở một bên một một vùng cụ thể ở trên cơ thể. Bệnh thường phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi và tình trạng tiến triển bệnh chỉ từ 1 đến 2 năm.

Bạch biến khu trú: Chỉ xuất hiện ở một vài khu vực cụ thể ở trên cơ thể của người bệnh.

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 7

Hiện tại, nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh bạch biến là gì cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Chính vì vậy, những phương pháp điều trị đặc hiệu cho loại bệnh lý này vẫn chưa được tìm ra. Mặc dù việc điều trị vẫn còn gặp phải khá nhiều khó khăn, thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được các triệu chứng của bệnh bằng những giải pháp như dùng kem bôi, uống thuốc, ghép da, điều trị bằng tia laser,...

Bệnh bạch biến: Căn bệnh hiếm mà CiiN đang mang, chỉ 1% người trên thế giới bị - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
bố thuỳ tiênlý tử thấtkim tiểu longkỳ duyênrosécô bé tí honquang linh -